• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Phòng khám mắt Ngôi Sao mách cha mẹ mẹo phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ em

tật khúc xạ ở trẻ em

Các tật khúc xạ ở trẻ em phổ biến đó là cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ… trong đó, tỷ lệ trẻ bị cận thị chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đây là một nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến việc học tập, cũng như các sinh hoạt thông thường hàng ngày của trẻ. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm tật khúc xạ ở con? Hãy để phòng khám mắt Ngôi Sao – địa chỉ phòng khám mắt uy tín tại Hà Nội giúp bạn nhé!

1. Tìm hiểu những tật khúc xạ ở trẻ em phổ biến hiện nay

Trong những năm gần đây, tật khúc xạ ở trẻ em đang ngày càng gia tăng về mức độ và số lượng các trường hợp bị mắc phải. Theo Nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới dự báo đến năm 2050, ước tính có 49,8% dân số thế giới, tức hơn 4 tỷ người có thể mắc tật cận thị.

Hơn thế nữa, không ít chuyên gia đã cảnh báo, việc trẻ mắc phải các bệnh về mắt trong đó có tật khúc xạ có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của trẻ nhỏ. Nhiều trẻ vì mắc tật khúc xạ mà không tự tin khi đến trường, tự mặc cảm về bản thân, bị các bạn trêu đùa. Chưa kể, việc mắc các tật khúc xạ cũng khiến cho các hoạt động sinh hoạt của trẻ hằng ngày trở nên khó khăn hơn.

1.1. Tật cận thị ở trẻ em

Khi bị cận thị, trẻ thường phải nheo mắt để nhìn, gây mỏi mắt, co quắp mi hay lác mắt, dần dần mất sự phối hợp thị giác hai mắt. Biến chứng nguy hiểm của cận thị có thể gây đục dịch kính, thoái hoá võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Ba mẹ thường chỉ phát hiện ra cận thị ở trẻ em khi trẻ bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng hoặc học sút kém… lúc đó mới đi khám và đeo kính.

Vì thế, để phát hiện sớm hơn, các bậc cha mẹ nên lưu ý những hiện tượng như trẻ ngồi xem tivi hoặc đọc sách, truyện với khoảng cách quá gần; trẻ hay nheo mắt; nghiêng hoặc quay đầu để nhìn cho rõ; trẻ hay mỏi mắt nhức đầu, chảy nước mắt; gia đình có ông bà, bố mẹ, hay anh chị bị cận thị; trẻ có tiền sử sinh non… để kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám, phát hiện và điều trị, tránh các tai biến do cận thị gây nên.

Khi bị cận thị, trẻ thường xuyên phải nheo mắt gây nhức mỏi.

1.2. Tật loạn thị

Mắt loạn thị nhìn vật bị mờ ngay cả khi xa và gần, và vật bị biến dạng. Trẻ nhỏ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T … Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc bị kèm với cận thị (loạn thị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗn hợp).

Tật loạn thị khiến trẻ khó nhìn vật ở khoảng cách cả xa lẫn gần

1.3. Viễn thị

Mắt viễn thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật nằm ở phía sau của võng mạc. Trong những năm đầu, trẻ thường bị viễn thị sinh lý và không cần phải đeo kính, do mắt có khả năng tự điều tiết. Tuy nhiên khi mức độ viễn thị vượt quá khả năng điều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, lác mắt. Trẻ bị viễn thị thường có cảm giác khó chịu, nhức đầu, hay phải nheo mắt để nhìn… do viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết.

 Trẻ bị viễn thị thường có cảm giác khó chịu

Xem thêm: Chữa cận bằng kính áp tròng liệu có hiệu quả?

2. Phòng khám mắt Ngôi Sao khuyên cha mẹ nên cho trẻ khám định kỳ để sớm phát hiện tật khúc xạ ở trẻ em

Che mẹ nên cho trẻ đi khám sàng lọc tật khúc xạ ở trẻ em ngay từ 3 tuổi, định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Từ 3 tuổi, dù có tật khúc xạ, trẻ cũng không biết nói cho bố mẹ biết tình trạng thị lực của mình. Đặc biệt, nếu trẻ bị loạn thị hoặc viễn thị thì lại càng khó có dấu hiệu để cha mẹ có thể nhận biết.

Tất nhiên, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì dù trẻ chưa đến 3 tuổi, cha mẹ vẫn cần đưa đi khám để xem liệu trẻ có bị tật khúc xạ bẩm sinh hay không. Nếu không đưa trẻ đi khám sàng lọc tật khúc xạ ở trẻ em mà để đến khi nhận thấy con mình có dấu hiệu khó nhìn mới đưa đi khám thì có thể lúc ấy tình trạng tật khúc xạ của trẻ đã rất nặng nề.

Thực tế, bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể mắc tật khúc xạ, từ cận thị, viễn thị cho đến loạn thị do điều tiết hoạt động của mắt chưa hợp lý hoặc do cơ địa, do yếu tố bẩm sinh di truyền. Tật khúc xạ ở trẻ em nếu được phát hiện sớm (nhờ đi khám khúc xạ mắt) thì có thể khắc phục kịp thời, trẻ không bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập sau này.

Nên cho trẻ đi khám sàng lọc tật khúc xạ ngau từ 3 tuổi

3. Làm sao để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em từ sớm?

Tật khúc xạ ở trẻ em thường biểu hiện bằng hành động nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt. Trong lớp học trẻ nhìn không rõ chữ viết trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập… Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được phát hiện tật khúc xạ và lựa chọn phương hướng điều trị thích hợp.

Để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em, cha mẹ cần:

  • Giữ cho trẻ không học bài hay đọc sách ở khoảng cách gần (khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách đọc khoảng 30 – 40cm là tốt nhất). 
  • Sau 1 giờ đọc sách hoặc xem điện thoại, nghịch máy tính nên để trẻ nghỉ 5-10 phút và xoa nhẹ mi mắt. 
  • Đảm bảo đảm bảo đủ ánh sáng khi ngồi học (có đèn bàn) và ánh sáng trên lớp học; tư thế ngồi học (ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn, bàn học cần vừa với kích thước cơ thể của trẻ nhỏ)
  • Đảm bảo chế độ giải lao, vui chơi giải trí (ngoài trời) và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
  • Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều… để kịp thời phát hiện và điều trị tật khúc xạ.

Tránh để trẻ đọc sách, xem tivi, điện thoại,… ở khoảng cách gần

Phòng khám mắt Ngôi Sao mang đến cho khách hàng dịch vụ tầm soát tật khúc xạ nhằm mục đích sàng lọc các bệnh lý về tật khúc xạ ở trẻ em (lác, cận, viễn, loạn, nhược thị) thông qua khám mắt tổng quát và thông thường. Đồng thời, hỗ trợ theo dõi, tư vấn điều trị định kỳ trong 1 năm cho trẻ mắc tật khúc xạ. Cha mẹ hãy bấm số HOTLINE 0243.201.2895 – 0385.050.055 để đặt lịch hẹn khám sớm nhất tại phòng khám mắt Ngôi Sao – Địa chỉ thăm khám thị lực uy tín hàng đầu tại Hà Nội nhé!

Xem thêm: Viễn thị là gì? Tật viễn thị nguy hiểm như thế nào?

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao