Cận thị đang gia tăng rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực trong nhóm học sinh, sinh viên tại Việt Nam. Với sự phát triển của kỹ thuật y khoa hiện đại, phòng khám mắt Ngôi Sao tự hào là là đơn vị triển khai đa dạng phương pháp điều trị cận thị như sử dụng kính gọng, kính áp tròng điều chỉnh giác mạc hay phẫu thuật điều trị, mang lại cơ hội tận hưởng cuộc sống tự do không phụ thuộc vào cặp kính cho đối tượng người cận thị.
Contents
1. Phương pháp điều trị cận thị phổ biến nhất: Đeo kính gọng
Đây là phương pháp điều trị cận thị giúp điều chỉnh thị lực ra đời sớm nhất và có thể áp dụng cho mọi độ tuổi. Một cặp kính tốt nên có tròng (mắt kính) chiết suất cao giúp kính mỏng và nhẹ hơn, có tráng lớp chống tia tử ngoại và ánh sáng xanh bảo vệ mắt, kính cần được cắt đúng số, đúng tâm và vừa với khuôn mặt.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ ứng dụng, đa dạng về chủng loại và chi phí, linh hoạt thay đổi khi độ cận thay đổi và là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đeo kính gọng cũng có những nhược điểm nhất định như gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt với người chơi thể thao, thường xuyên trang điểm, hay phải di chuyển nhiều hoặc làm việc trong các ngành nghề yêu cầu không dùng kính.
Xem thêm: Phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh
2. Phương pháp điều trị cận thị bằng kính áp tròng
Khác với phương pháp điều trị cận thị bằng kính gọng đeo bên ngoài, kính áp tròng là một thấu kính mỏng, nhỏ, làm bằng chất liệu cứng hoặc mềm, mang các thông số khúc xạ của mắt, được đặt áp sát vào bề mặt giác mạc để điều chỉnh tầm nhìn. Ngày nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn đeo kính áp tròng hàng ngày do kính mang lại nhiều lợi ích như không vướng víu trong sinh hoạt hàng ngày, chất lượng hình ảnh tốt hơn kính gọng vì không có khoảng cách giữa kính và mắt, tăng tính thẩm mỹ nhờ các loại kính thay đổi màu tròng mắt.
Ngoài ra, kính áp tròng Ortho K ban đêm cũng là một giải pháp khôi phục thị lực tạm thời. Kính này có cơ chế áp chặt vào bề mặt giác mạc, định hình cấu trúc giác mạc từ đó điều chỉnh tầm nhìn tạm thời trong khoảng 10-12 tiếng. Người bệnh sẽ đeo kính này mỗi tối khi đi ngủ, sáng hôm sau tháo kính và nhìn mọi vật với thị lực của mắt chính thị. Phương pháp đeo áp tròng cứng ban đêm thường đạt hiệu quả cao với người bệnh trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi khi giác mạc còn dễ định hình.
Bên cạnh những tính năng vượt trội, việc đeo kính áp tròng cũng có một số nhược điểm như tăng nguy cơ viêm nhiễm tại mắt nếu không được vệ sinh thường xuyên, thời gian sử dụng trong ngày hạn chế, tăng tình trạng khô mắt …
3. Phương pháp điều trị cận thị bằng phẫu thuật
Trong số những phương pháp điều trị cận thị, các phẫu thuật điều trị ra đời là một bước đột phá của ngành nhãn khoa, giúp người bệnh hoàn toàn thoát khỏi những bất tiện và rủi ro khi phải phụ thuộc vào kính đeo. Hiện nay, các phẫu thuật được chia làm 2 nhóm là phẫu thuật sử dụng tia laser và phẫu thuật đặt thấu kính nội nhãn với các đặc điểm như sau:
3.1. Phẫu thuật LASIK
- Tạo vạt giác mạc và dùng tia laser excimer để khử độ cận.
- Phù hợp điều trị độ khúc xạ từ 0,5 – 6 diop với độ dày giác mạc cho phép
3.2. Phẫu thuật RELEX SMILE
- Không lật vạt giác mạc, không dùng dao, chỉ sử dụng chùm tia laser Femtosecond cắt ngầm ở lớp nhu mô ít quan trọng nhất bên trong giác mạc. Sau đó rút lớp mô vừa cắt thông qua đường mổ nhỏ 2mm để triệt tiêu hoàn toàn độ cận, loạn.
- Điều trị độ khúc xạ từ 0,5 – 8 diop với độ dày giác mạc cho phép
4. Luyện tập mắt để giảm độ cận
Hàng ngày, phòng khám mắt Ngôi Sao tiếp nhận không ít câu hỏi về dịch vụ tập mắt chữa cận thị. Người bệnh hỏi về các bài tập yoga, thiền, bấm huyệt, đắp thuốc, thậm chí mát – xa mắt để điều trị cận thị. Thực tế, các chuyên gia đầu ngành về nhãn khoa khẳng định chưa có bất cứ nghiên cứu hay minh chứng y khoa có quy mô và đáng tin cậy nào cho thấy người bệnh cận thị có thể lấy lại đôi mắt chính thị nhờ những phương pháp này.
Những trường hợp có cải thiện thị lực sau các “bài tập” trên được cho là do bệnh nhân trước đó do tình trạng mắt điều tiết quá nhiều hoặc rối loạn điều tiết vì làm việc quá tải gây nên tăng độ khúc xạ tạm thời hay còn gọi là cận thị giả. Các bài tập yoga hay thao tác mát-xa bấm huyệt giúp… vùng cơ quanh mắt được thư giãn, phần nào khiến người bệnh cảm thấy bớt căng tức, mỏi mệt ở vùng mắt và giảm độ khúc xạ do điều tiết. Khi đi kiểm tra đo khúc xạ tự động bằng máy, người bệnh có thể thấy chỉ số khúc xạ giảm rõ rệt và cho rằng việc tập luyện có hiệu quả.
Thay vì để con đeo kính đúng độ cận, nhiều bậc phụ huynh đã quyết định cho con theo học các lớp tập này ngay khi biết con được chẩn đoán cận thị . Hậu quả là độ cận thị thực tế không giảm, mà lại để lại hậu quả khôn lường là mắt càng ngày càng kém đi. Có thể nói, tập luyện chỉ là một phương pháp hỗ trợ để cải thiện thị lực, không có tác dụng điều trị tật khúc xạ. Người bệnh cần tham khảo tư vấn từ các bác sỹ chuyên khoa để có lựa chọn sáng suốt hơn cho bản thân và gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người mắc tật khúc xạ có được cái nhìn tổng quan và lựa chọn cho mình hướng cải thiện thị lực phù hợp và hiệu quả nhất tại phòng khám mắt Ngôi Sao – phòng khám chuyên khoa mắt uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Xem thêm: Phòng khám mắt Ngôi Sao mách bạn 13 loại thực phẩm tốt cho mắt bị loạn thị
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao