Mắt được gọi là nhược thị khi thị lực chỉ đạt 7/10 và không thể đạt được 10/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu. Có khoảng gần 36% trẻ em bị tật khúc xạ học đường cần điều chỉnh kính. Trong đó, đa số đều là bệnh nhược thị ở trẻ em gây nên.
Contents
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nhược thị ở trẻ em
Nhược thị ở một mắt thường gặp hơn nhược thị hai mắt. Nhược thị được phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh nhược thị ở trẻ em:
- Nhược thị do lác: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến bệnh nhược thị ở trẻ em và chỉ xảy ra ở mắt bị lệch trục thường xuyên từ nhỏ (mắt bị lác), sẽ dễ dàng phát hiện khi che mắt không bị lác. Khi nhìn thẳng, hai mắt hướng về hai hướng khác nhau. Một mắt có thể được tập trung thẳng về phía trước trong khi mắt kia di chuyển vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống phía dưới, làm cho mắt phát triển không bình thường.
- Nhược thị do mắc các tật khúc xạ: Trẻ mắc các tật khúc xạ như: Cận thị, viễn thị hoặc loạn thị có thể dẫn đến nhược thị. Loạn thị hoặc viễn thị ở trẻ thường dễ dẫn đến nhược thị hơn cận thị.
- Nhược thị do ức chế: Có thể xảy ra ở một mắt hoặc hai mắt khi mắc các bệnh sau: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo đục giác mạc, sụp mí nặng, đục dịch kính nặng…
Xem thêm: Phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ em để có biện pháp phòng tránh
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược thị ở trẻ em
Làm thế nào phát hiện bệnh nhược thị ở trẻ em là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Đa số trẻ bị nhược thị thường phàn nàn nhìn không rõ chữ trên bảng, hay đi lại gần TV, không nhớ được người quen và nhiều trường hợp dễ chẩn đoán nhầm với chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Do đó, nếu phụ huynh phát hiện con có các biểu hiện trên thì ngay lập tức phải cho trẻ đi khám bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đặc biệt, đối với những trẻ có biểu hiện lác mắt cần được phát hiện sớm nhược thị.
Trẻ bị bệnh nhược thị thường có biểu hiện như trẻ nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi còn bị nhức đầu, nhức mắt. Trẻ bị lác hoặc có những bất thường ở mắt như sụp mi, đục thủy tinh thể, sẹo mờ đục giác mạc… Đôi khi, trẻ có thể tự phát hiện nhìn mờ khi xem TV, đọc sách hoặc viết ở khoảng cách gần; trẻ cũng có thể có các biểu hiện như chớp mắt, dụi mắt khi xem tivi, nhìn bảng khó khăn, viết sai hàng…
Bệnh nhược thị ở trẻ em có thể đưa đến nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin…).
Bệnh nhược thị ở trẻ em có thể không hồi phục nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, khi hệ thống thị giác đã trưởng thành. Điều trị sớm sẽ làm tăng khả năng hồi phục thị lực toàn bộ. Trong những trường hợp nhất định, trẻ lớn hơn bị nhược thị vẫn có thể cải thiện thị lực khi điều trị. Sự tái phát có thể xảy ra trong một số trường hợp cho đến khi hệ thống thị giác trưởng thành. Một số bệnh nhân bị giảm thị lực ngay cả khi sự trưởng thành thị giác đã xảy ra.
3. Đưa trẻ đến ngay phòng khám mắt Ngôi Sao nếu thấy trẻ có biểu hiện lạ
Cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra thị lực toàn diện cho con mình vào thời điểm 6 tháng, 3 tuổi và mỗi 3-6 tháng/lần trong năm tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt, điển hình là phòng khám mắt Ngôi Sao – phòng khám mắt tại Hà Nội với chất lượng hàng đầu hoặc ngay khi có các biểu hiện sau:
- Nheo mắt, nghiêng hoặc quay đầu để nhìn rõ hơn
- Cầm đồ vật sát gần mặt
- Che một mắt, hay dụi mắt
- Thường xuyên đau đầu hoặc mỏi mắt
- Khó khăn với việc học ở trường
- Chảy nước mắt
- Chỉ ngón tay trong khi đọc, khó đọc
- Hay bị va vào đồ đạc hoặc ngã nhiều hơn bình thường, …
Xem thêm: Phòng khám mắt Ngôi Sao mách bạn 13 loại thực phẩm tốt cho mắt bị loạn thị
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao