Rất có nhiều người suy nghĩ sai lầm đục thủy tinh thể là bệnh hay gặp của người già mà không hề biết rằng, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh. Đục thủy tinh thể bẩm sinh chữa được không? Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?
Contents
1. Tìm hiểu về đục thuỷ tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một tình trạng mà trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ sinh ra đã có hiện tượng mờ đục ở thủy tinh thể của mắt. Thủy tinh thể là một phần quan trọng của mắt, giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc để tạo ra hình ảnh rõ nét. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể đi qua dễ dàng, gây ra mờ hoặc giảm thị lực.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, nhiễm trùng trong thai kỳ (như rubella), hoặc các vấn đề liên quan đến chuyển hóa và nội tiết. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn. Phương pháp điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ thị lực khác.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới đục thuỷ tinh thể bẩm sinh?
Hầu hết không tìm ra nguyên nhân của bệnh đục thể thủy tinh bẩm sinh, rất hiếm trẻ em bị bệnh này, một số nguyên nhân có thể nghi ngờ gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh như:
- Nguyên nhân di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đục thủy tinh thể thì khả năng trẻ em sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh là rất cao.
- Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh do sự bất thường ở trên nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng loạn sản ngoại bì, …
- Nhiễm trình trong quá trình mang thai: Một số bệnh nhiễm trùng mà người mẹ có thể mắc phải khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị đục thủy tinh thể bẩm sinh như giang mai, bệnh sởi, mụn rộp, thủy đậu, bệnh toxoplasmosis….
- Các tổn thương khi mang thai: Trong những trường hợp bà mẹ đang mang thai bị chấn thương về thể chất như bạo lực thân thể, té ngã, tai nạn xe,… có thể khiến mắt của trẻ bị chấn thương.
- Bị hạ đường huyết trong quá trình mang thai: Với những thai phụ bị bệnh đái tháo đường, việc không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nguy cơ đường huyết cao quá mức hoặc hạ đường huyết. Những tình trạng này có thể dẫn đến hỏng các cơ quan trong cơ thể, như mạch máu, mắt, dây thần kinh của cả bé và mẹ.
- Sinh non: Đối với những trẻ em sinh ra trước 37 tuần sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn.
Đối với đối tượng là người lớn, đục thủy tinh thể xảy ra sau khi mắt đã được phát triển và hoàn chỉnh các chức năng của thị giác. Sau khi thay thế thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo, phần lớn bệnh nhân vẫn giữ được thị giác tốt. Trong khi đó ở đối tượng là trẻ nhỏ, mắt vẫn đang trong quá trình phát triển cho đến 8 – 10 tuổi. Nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại những hậu quả lâu dài về thị giác.
3. Các dạng đục thuỷ tinh thể bẩm sinh
- Đục thủy tinh thể cực trước: Thường hay kết hợp với các đặc điểm di truyền, nằm ở phần trước của thủy tinh thể mắt.
- Đục thủy tinh thể cực sau: Thường có ranh giới rõ ràng, xuất hiện ở phần sau của thủy tinh thể mắt.
- Đục nhân thủy tinh thể: Là loại hay gặp nhất của đục thủy tinh thể bẩm sinh, xuất hiện ở phần trung tâm của thủy tinh thể.
- Đục thủy tinh thể lấm tấm xanh da trời: Thường xuất hiện ở cả 2 mắt của trẻ nhỏ, có thể được phân biệt bằng các chấm nhỏ màu xanh trong thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể xanh da trời có xu hướng di truyền và không gây ra các vấn đề về thị giác.
4. Làm thế nào để điều trị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh?
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể.
Hiện có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy thể nhân tạo với tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay như phẫu thuật Phaco.
Trường hợp đục thủy tinh thể không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực, có thể không cần thiết phải phẫu thuật. Còn nếu đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự phát triển của hệ thống thị giác của trẻ, phẫu thuật có thể thực hiện khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể đơn phương, phẫu thuật có thể được xem xét ở khoảng 6 tuần sau sinh.
Đối với đục thủy tinh thể bẩm sinh toàn bộ hai mắt cần phải phẫu thuật sớm ngay trong những tháng đầu của trẻ. Phương pháp phẫu thuật thường là mổ lấy thủy tinh thể sau đó đeo kính hoặc dùng kính tiếp xúc ở trẻ dưới 5 tuổi. Với trẻ trên 5 tuổi thì có thể đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh một mắt có thể điều trị bằng phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạo loại này xuất hiện sớm thường bị nhược thị rất sâu, thường kèm với những tổn thương phối hợp tại mắt và toàn thân nên kết quả điều trị rất kém.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn cần đưa bé tới các bệnh viện/ trung tâm nhãn khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
=> Xem thêm: Phòng khám mắt Ngôi Sao cảnh báo nguy cơ đau mắt đỏ ở trẻ em ngày càng tăng cao.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao