Trẻ em trong độ tuổi đến trường dễ mắc phải một số tật khúc xạ như cận thị, loạn thị và viễn thị. Mắt bị suy giảm thị lực do mắc các tật khúc xạ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em, bố mẹ cần chú ý xây dựng cho trẻ chế độ học tập và giải trí phù hợp giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi và điều tiết hợp lý.
Điểm danh một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ
Cuộc sống hiện đại, trẻ nhỏ được tiếp xúc sớm và thường xuyên với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính bảng… Đồng thời, trong quá trình sinh hoạt và học tập, trẻ có thói quen không tốt như ngồi sai tư thế, đọc sách hoặc ngồi học tại nơi có điều kiện ánh sáng kém, bàn ghế không phù hợp, chơi điện tử… Đây là những nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ nhỏ ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở các khu đô thị và thành phố lớn.
Với tỉ lệ chiếm tới 2/3 số ca mắc, cận thị được coi là tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học. Khi này, trẻ chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng cách gần và nhìn mờ hoặc rất mờ khi nhìn các vật ở xa. Do đó ảnh hưởng tới quá trình học tập và phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu không được thăm khám thường xuyên và điều trị kịp thời, cận thị nặng có thể gây biến chứng như thoái hoá võng mạc, bong võng mạc gây mất thị lực hoàn toàn.
Khác với cận thị, trẻ bị viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở xa, còn khi nhìn gần hình ảnh sẽ bị mờ. Ngoài ra, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như nhức mắt, mỏi mắt, đau đầu, khi nhìn lâu mắt sẽ bị đỏ. Viễn thị là nguyên nhân gây ra lác điều tiết ở trẻ nhỏ, nếu mức độ nặng sẽ dẫn tới nhược thị.
Loạn thị là khi trẻ nhìn xa hay nhìn gần thì hình ảnh đều mờ. Nguyên nhân chính là do lòng đen của mắt không đều gây mờ ở mọi khoảng cách tầm nhìn. Loạn thị có thể xuất hiện ở trẻ từ khi mới sinh ra hoặc kết hợp với cận thị và viễn thị. Ngoài những triệu chứng giống với 2 tật khúc xạ trên, trẻ bị loạn thị thường đọc nhầm chữ X và Y, chữ L với chữ D, E, F.
Làm gì để phòng ngừa tật khúc xạ cho trẻ?
Theo bác sĩ Phan Thanh Nga – Phòng khám Mắt Ngôi Sao tại Hà Đông, để phòng ngừa tật khúc xạ và bảo vệ đôi mắt của trẻ luôn sáng khoẻ, tránh xa các tật khúc xạ kể trên thì trẻ cần phải có chế độ học tập khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để mắt được thư giãn, tăng cường sức khoẻ cho đôi mắt.
– Sau khi học được 1 giờ phải để mắt nghỉ 10-15 phút.
– Giới hạn thời gian trẻ xem ti vi, chơi điện tử không vượt quá 60 phút.
– Ngồi học đúng tư thế, thẳng lưng, đầu hơi cúi 10-15 độ, mắt cách mặt bàn khoảng 30cm, không cúi sát để mắt quá gần.
– Nơi học tập phải có đủ sáng, ưu tiên nguồn sáng tự nhiên hoặc sử dụng bóng đèn dây tóc có chụp phản chiếu.
– Không đọc sách khi nằm, khi đi tàu xe hoặc tại các khu vực thiếu sáng.
– Không đọc sách có chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng hoặc giấy quá trắng, quá bóng.
– Chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ưu tiên các loại rau xanh, trái cây tươi để đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể.
– Ngủ đủ giấc từ 8-10 tiếng/ngày.
– Định kỳ kiểm tra mắt của trẻ từ 6 tháng – 1 năm/lần
– Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ mắc tật khúc xạ như nhìn mờ, hay dụi mắt, nheo mắt khi nhìn xa, nghiêng đầu để nhìn rõ hơn, cúi sát mắt vào tập vở, thường xuyên viết sai, đọc nhầm thì cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
📌 Website: https://matngoisao.vn/