Mắt nhìn xa bị nhòe gây ra cảm giác khó chịu cùng kéo theo nhiều bất cập trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì thế, khi có hiện tượng mắt nhìn xa bị nhòe, bạn có thể đi khám, xác định được tình trạng bệnh để tìm hiểu cách điều trị mắt bị mờ được chính xác và hiệu quả nhất.
Contents
1. Mắt nhìn xa bị nhoè nguy hiểm như thế nào?
Mắt nhìn xa bị nhoè có thể gây ra nhiều nguy hiểm đáng kể trong cuộc sống hàng ngày. Khi khả năng nhìn rõ các đối tượng ở khoảng cách xa bị giảm sút, người mắc chứng này có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện biển báo giao thông, đèn tín hiệu và các phương tiện khác trên đường, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.
Hơn nữa, mắt nhìn xa bị nhoè còn ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động thể thao và giải trí, làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra căng thẳng tinh thần. Ở môi trường làm việc, việc không thể nhìn rõ từ xa có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, đặc biệt đối với những người làm việc trong các ngành nghề yêu cầu sự quan sát tỉ mỉ và chính xác. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ mắt, cũng như khám và điều trị kịp thời các vấn đề về thị lực, là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt nhìn xa bị nhoè
2.1. Mắt bị cận thị
Triệu chứng của cận thị là không nhìn rõ các vật ở xa, chỉ nhìn được khi đứng ở khoảng cách gần. Nếu không thay đổi thói quen nhìn và chăm sóc mắt hợp lý, độ cận ngày càng tăng khiến khả năng nhìn xa càng khó.
2.2. Rối loạn điều tiết mắt
Mắt phải điều tiết quá nhiều trong suốt thời gian dài dẫn tới hiện tượng rối loạn điều tiết. Hiện tượng này thường gặp ở những người có thói quen đọc sách liên tục mà không để mắt nghỉ ngơi, xem quá nhiều các thiết bị điện tử. Rối loạn điều tiết mắt làm giảm tầm nhìn xa, khiến cho mắt nhìn xa bị nhòe. Các triệu chứng có thể đi kèm là: Khô mắt, nhức mỏi mắt, cộm khó chịu.
2.3. Viêm kết mạc khiến mắt nhìn xa bị nhòe
Đây là bệnh ở mắt do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng gây nên. Trong đó, bệnh do virus và vi khuẩn có thể lây lan sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh. Tên gọi khác của viêm kết mạc là đau mắt đỏ. Ban đầu, mắt nhìn xa bị nhòe, nhạy cảm với ánh sáng, dễ chảy nước mắt. Sau đó là triệu chứng mắt đỏ, đau nhức, ngứa và có thể xuất hiện nhử nhèm.
2.4. Viêm màng bồ đào
Màng bồ đào là mống mắt, thể mi và hắc mạc của mắt. Viêm màng bồ đào xảy ra do nhiễm vi khuẩn, nhiễm độc hoặc chấn thương, có thể tái phát, gây biến chứng mù lòa. Biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh là mắt nhìn mờ, nhòe, mắt nhìn xa bị nhòe có cảm giác như nhìn qua màn sương. Các biểu hiện khác có thể gặp là đỏ mắt (dễ nhầm lẫn với đau mắt đỏ), đau nhức mắt, nhìn thấy nhiều bóng đen.
2.5. Đục thủy tinh thể
Một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh đục thủy tinh thể là nhìn lóa, mắt nhìn xa bị nhòe như có màn sương và có chấm đen ở khoảng cách xa. Bệnh liên quan đến di truyền, chấn thương mắt, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do biến chứng của viêm màng đào. Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm ở mắt, nếu kéo dài sẽ gây đau dữ dội và có thể gây mù lòa.
2.6. Các bệnh lý khác ngoài mắt
Mắt nhìn xa bị nhòe cũng là dấu hiệu mắc các bệnh lý ngoài mắt. Bạn chớ chủ quan khi gặp hiện tượng này vì có thể nó đang cảnh báo các bệnh sau:
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn thương mao mạch võng mạc, tăng huyết tương vào võng mạc gây phù nề. Võng mạc bị phá hủy mao mạch dẫn tới thiếu máu, các mao mạch mới được sản sinh nhưng mong manh và dễ đứt gãy. Hậu quả là xuất huyết dịch kính, bong võng mạc khiến mắt nhìn bị mờ sương.
- Dấu hiệu đột quỵ: Mắt nhìn mờ và nhìn thấy méo mó là biểu hiện đầu tiên của đột quỵ mắt. Hiện tượng này xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 mắt, nặng dần lên sau vài giờ hoặc vài ngày. Đây cũng là biểu hiện của đột quỵ não – tai biến mạch máu não. Lưu lượng máu đến não bị giảm mạnh hoặc gián đoạn dẫn tới thiếu oxy, làm chết các tế bào não, giảm thị lực đột ngột.
- Tiền sản giật: Đây là bệnh gặp ở phụ nữ mang thai sau 20 tuần, nguy hiểm cho cả mẹ và con. Triệu chứng phổ biến là mắt bị mờ nhòe khi nhìn xa, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu. Bà bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám nếu có những dấu hiệu này.
3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng mắt nhìn xa bị nhoè?
Hiện tượng mắt nhìn xa bị nhoè, không thấy rõ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mới có cách điều trị chuẩn nhất. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra mắt ở các bệnh viện, phòng khám chuyên về mắt và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Cùng với đó, bạn nên kết hợp điều trị tại nhà bằng việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, omega 3. Có thể kể đến như: Cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, súp lơ xanh, cá hồi, cá thu…
- Bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bổ mắt: Cải thiện thị lực, giảm triệu chứng khô mỏi mắt và nhìn xa bị nhòe, phòng ngừa bệnh ở mắt.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia, chế biến nhiều dầu mỡ, nước uống có cồn, nước ngọt có ga.
- Hạn chế tiếp xúc quá lâu với máy tính, điện thoại, tivi. Không nên xem các thiết bị điện tử này trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phát hiện, điều trị các bệnh lý ở mắt.
=> XEM THÊM: Tìm hiểu chi tiết quy trình phẫu thuật Phaco tại phòng khám mắt Ngôi Sao.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao