• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Bệnh quáng gà có ảnh hưởng gì tới thị lực về lâu dài hay không?

Quáng gà không phải là bệnh lý có tính chất nguy hiểm cũng có khả năng gây ra sự suy giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng, từ đó trở thành rào cản rất lớn cho cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị bệnh lý này không giống nhau ở mỗi bệnh nhân vì nó được tiến hành dựa trên căn nguyên gây ra bệnh. Chỉ khi xác định và dựa trên căn nguyên ấy thì việc điều trị mới đạt được hiệu quả tích cực.

1. Quáng gà là bệnh lý gì?

Quáng gà còn được gọi là bệnh mù đêm, bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc. Đây là bệnh lý gây giảm tầm nhìn, giảm thị lực vào thời điểm thiếu ánh sáng, chủ yếu là buổi chập choạng tối và đêm.

Mắt có 2 nhóm tế bào tiếp nhận tín hiệu ánh sáng: tế bào hình nón và hình que. Các tế bào hình que chứa sắc tố rhodopsin để mắt cảm nhận được tín hiệu từ luồng ánh sáng yếu. Khi sắc tố rhodopsin bị suy giảm thì tế bào hình que sẽ hoạt động kém hoặc tổn thương tế bào hình que cũng làm cho khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm đi. Kết quả của những tình trạng đó chính là bệnh quáng gà.

quáng gà

2. Biểu hiện của bệnh quáng gà

Người bị quáng gà rất dễ nhận biết vì họ nhìn rất kém trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi bị bệnh quáng gà thường có các biểu hiện như:

  • Mắt không nhìn rõ khi ánh sáng yếu.
  • Thời gian để mắt nhìn rõ từ khi đi từ môi trường sáng vào trong môi trường tối lâu hơn bình thường, sẽ cần chờ một lúc mới quan sát rõ vật ở xung quanh.
  • Khi di chuyển trong môi trường ánh sáng kém rất hay bị vấp ngã hoặc điều khiển phương tiện giao thông khó khăn.

Ngoài những biểu hiện hay gặp ở trên thì tùy vào nguyên nhân gây nên quáng gà mà sẽ có các triệu chứng khác đi kèm như: buồn nôn, đau đầu, đau mắt, thấy có chấm đen trước mắt,…

3. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh quáng gà?

  • Thiếu vitamin A: Thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh quáng gà. Dẫn chất carotenoid của vitamin A là thành phần không thể thiếu để hình thành sắc tố rhodopsin ở tế bào hình que giúp mắt nhận biết điều kiện ánh sáng yếu. Bên cạnh đó, vitamin A còn giúp mắt tổng hợp và duy trì ổn định lớp mucin giúp nước mắt dính chặt với bề mặt giác mạc, cùng với đó là hỗ trợ tổng hợp chất nhờn trong mắt, thúc đẩy quá trình lành biểu mô. Do đó, khi bị thiếu vitamin A kéo dài thì mắt có thể bị quáng gà.
  • Các bệnh lý về mắt: Các bệnh lý ở mắt gây suy giảm thị lực, tổn thương đến mắt và dễ dẫn tới quáng gà. Các bệnh có thể kể đến là: Cận thị, bệnh glaucoma, hội chứng Usher (suy giảm thính giác do di truyền), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố.
  • Các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà: Đái tháo đường có các biến chứng về mắt, bệnh Keratoconus…
  • Một số bệnh lý khác: tiểu đường, keratoconus hay tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến sự hình thành bệnh quáng gà.
quáng gà

4. Quáng gà có ảnh hưởng gì tới thị lực về lâu dài hay không?

Bệnh nhân mắc bệnh quáng gà sẽ khó nhìn được trong bóng tối hoặc ánh sáng kém. Trong điều kiện ánh sáng không tốt như chiều tối, ban đêm, tầng hầm bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và phán đoán sự việc. Người bệnh sẽ thường xuyên bị ngã, vấp vào các đồ vật xung quanh, đi đứng không vững dẫn đến dễ xảy ra các tai nạn. Người bị quáng gà nặng hoặc do di truyền thường được khuyến cáo không nên điều khiển phương tiện giao thông vào ban đêm.

Người bệnh cũng có thể không kịp điều tiết mắt khi chuyển từ khu vực có ánh sáng mạnh sang ánh sáng yếu và ngược lại. Ví dụ như khi di chuyển mắt từ trong nhà có điện ra ngoài trời không có điện, khi từ trời nắng vào trong nhà hay khi lái xe ánh sáng không chiếu liên tục giữa đèn với đường hoặc hiện tượng đèn đổi màu.

Bên cạnh đó người bệnh có thể bị một triệu chứng ám điểm, tức là bệnh nhân có các đốm nhỏ không nhìn thấy. Ám điểm ngày càng rộng thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng và nguy cơ dẫn tới mù. Bệnh quáng gà thường khiến người bệnh không ổn định về khả năng nhìn, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt. Nếu phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

5. Phòng ngừa bệnh quáng gà để bảo vệ sức khỏe thị lực

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ mắt. Ăn các thực phẩm giàu vitamin A như: Gan bò, khoai lang, cà rốt, cà chua, bông cải xanh, dưa lưới, bí ngô, xoài…
  • Bảo vệ mắt bằng cách học tập, làm việc ở nơi đủ ánh sáng, hạn chế dùng các thiết bị điện tử, thường xuyên nhỏ mắt tránh mắt bị khô.
  • Bệnh nhân bị cận nên đeo kính đúng độ cận cả ban ngày và ban đêm.
  • Sắp xếp lịch lái xe trong ngày hoặc nếu phải di chuyển ban đêm thì nên nhờ người lái. Khi ra ngoài nên đeo kính râm và đội mũ, che chắn để bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời.
  • Bệnh nhân đã mắc bệnh quáng gà thì cần phải đi khám theo lịch để theo dõi quá trình tiến triển của bệnh đồng thời được điều trị hiệu quả.
quáng gà

Quáng gà là một bệnh rất dễ mắc và phổ biến. Hậu quả bệnh quáng gà có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy cần phải thường xuyên đi khám sức khỏe mắt, sớm phát hiện và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh và đừng quên theo dõi website của phòng khám mắt Ngôi Sao để cập nhật những thông tin về sức khỏe mới nhất nhé.

=> XEM THÊM: Gợi ý địa chỉ phẫu thuật cườm khô tại Hà Nội tốt nhất.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao