• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Viêm bờ mi mắt – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh glaucoma (cườm nước)

Viêm bờ mi mắt là bệnh mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh gây khó chịu do cộm, bỏng rát, khô mắt… Vậy viêm bờ mi điều trị như thế nào? Làm sao phòng tránh bệnh viêm bờ mi?

1. Viêm bờ mi mắt là bệnh gì?

Viêm bờ mi mắt là tình trạng bờ mi mắt bị viêm, xuất hiện cảm giác ngứa và bỏng rát kèm theo đỏ và phù ở bờ mi. Do gây sưng, phù ở bờ mi nên tình trạng này gây ảnh hưởng khá lớn, làm giảm tầm nhìn của người bệnh. Viêm bờ mi thường xảy ra khi các tuyến tiết dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, từ đó gây kích ứng và ửng đỏ.

2. Phân loại viêm bờ mi mắt

  • Viêm bờ mi trước: xảy ra khi mặt trước của mí mắt – nơi lông mi mọc ra khỏi mí mắt, có màu đỏ hoặc sẫm hơn bình thường, sưng, có gỉ trên lông mi.
  • Viêm bờ mi sau: xảy ra khi các tuyến Meibomius – các tuyến tiết ra lớp mỡ của màng phim nước mắt sản xuất dầu dưới mí mắt bị tắc nghẽn hay tiết ra dầu đặc.
  • Viêm bờ mi hỗn hợp: tình trạng vừa bị viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau.

Xem thêm: So sánh bệnh Glaucoma góc mở và đóng

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bờ mi mắt

3.1. Nguyên nhân gây viêm bờ mi trước

Viêm bờ mi trước thường do nhiễm trùng tụ cầu do vi khuẩn Staphylococcus hoặc viêm da tiết bã gây nên. Vi khuẩn Staphylococcus có thể xâm nhập vào trong cơ thể hay mắt qua vết cắt hoặc vết côn trùng cắn, rác thải y tế như ống thông tiểu. Các triệu chứng thường gặp như mí mắt dính nhẹ, viền mi mắt dày hơn.

Ngoài ra, dưới đây cũng là một số nguyên nhân dẫn tới viêm bờ mi trước:

  • Viêm da tiết bã (gàu): gàu bong ra dính vào mắt có thể gây kích ứng mí mắt, dẫn tới viêm.
  • Khô mắt: ống dẫn nước mắt bị khô làm thay đổi sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ tấn công và gây viêm, nhiễm trùng.
  • Rận hoặc ve: rận hoặc ve Demodex có thể chặn các nang, tuyến lông mi trong mắt, làm tắc nghẽn và viêm bờ mi.
  • Mụn trứng cá đỏ: vi khuẩn Rosacea gây viêm da mặt có thể gây viêm ở mí mắt.
  • Dị ứng: với dung dịch kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt, hay trang điểm gây kích ứng mí mắt.

3.2. Nguyên nhân gây viêm bờ mi sau

Nguyên nhân viêm bờ mi sau phần lớn là do rối loạn chức năng tuyến Meibomius: khi dầu từ các tuyến Meibomius không chảy tự do khiến mắt bị khô, dẫn đến viêm và nhiễm trùng.

4. Triệu chứng viêm bờ mi mắt và biến chứng có thể xảy ra

Người bị viêm bờ mi mắt sẽ có các triệu chứng như: chảy nước mắt, mắt đỏ, cảm giác cộm, nóng hoặc châm chích trong mắt, mí mắt xuất hiện nhờn, ngứa, đỏ, sưng, bong da quanh mắt, lông mi dính vào nhau, mờ mắt…

Ngoài ra, triệu chứng viêm bờ mi mắt cũng cho thấy tình trạng viêm đang ở mức độ nào.

  • Viêm bờ mi cấp: xuất hiện mụn mủ nhỏ trong các nang lông mi, vỡ ra tạo thành các ổ loét ở mi mắt. Tiết dịch khô, bám chặt ở mi mắt, gây chảy máu khi bóc. Mi mắt có thể bị dính lại sau khi ngủ dậy. Bờ mi bị viêm, loét tái phát nhiều lần có thể gây sẹo ở bờ mi hoặc khiến lông mi mọc ngược.
  • Viêm bờ mi mạn tính: kiểm tra mắt sẽ thấy các tuyến Meibomius bị giãn và đặc lại, ấn vào làm các dịch vàng đặc dạng sáp chảy ra. Viêm bờ mi do tăng tiết bã nhờn kèm bất thường của tuyến Meibomius sẽ có triệu chứng như: khô giác mạc, cảm giác có dị vật, cộm, mỏi mắt, nhìn mờ. Viêm bờ mi mạn tính có thể gặp ở bệnh nhân bị ung thư biểu mô mi mắt.

Người bị viêm bờ mi mắt nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ để lại một số biến chứng như sau:

  • Các vấn đề về lông mi: viêm bờ mi có thể khiến lông mi bị rụng, mọc bất thường (mọc lệch, ngược) hoặc mất màu.
  • Sẹo mắt: viêm bờ mi lâu ngày có thể để lại sẹo ở trên mí mắt hoặc ở cạnh mí mắt.
  • Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt: nước mắt bất thường cản trở việc giữ ẩm cho mi mắt, làm khô mắt.
  • Lẹo mắt: là bệnh nhiễm trùng, phát triển gần gốc lông mi. Viêm bờ mí mắt gây viêm tới các tuyến Meibomius phát triển thành lẹo.
  • Chắp: viêm bờ mi mắt cũng làm cho các tuyến Meibomius bị tắc nghẽn gây tình trạng viêm lộ tuyến, sưng, đỏ và hình thành chắp mắt.
  • Đau mắt đỏ mạn tính: viêm bờ mi có thể dẫn đến các cơn đau mắt đỏ tái phát thường xuyên.
  • Tổn thương giác mạc: mi mắt bị viêm hay lông mi mọc lệch gây kích ứng liên tục ở mắt có thẻ gây ra vết loét trên giác mạc. Không có đủ nước mắt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.

5. Cách phòng ngừa viêm bờ mi mắt

Một số trường hợp viêm bờ mi không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, có thể tránh những yếu tố nguy cơ gây viêm bờ mi bằng những cách sau:

  • Giữ tay, mặt và da đầu sạch sẽ.
  • Không chạm vào mắt, không dùng tay dụi mắt.
  • Tẩy trang mắt sạch trước khi đi ngủ.
  • Lau sạch nước mắt hoặc thuốc nhỏ mắt dư và dính ở mi mắt bằng khăn giấy sạch.
  • Hạn chế đeo kính áp tròng, vệ sinh tay và kính sạch trước khi đeo.
  • Thay đổi đồ trang điểm mắt như bút kẻ mắt, bóng mắt, mascara khi sử dụng thời gian dài.

Viêm bờ mi mắt mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực. Do vậy, nếu có triệu chứng bất thường ở mắt, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để được thăm khám và điều trị sớm.

Xem thêm: Bệnh cườm nước glaucoma – Kẻ cắp thị lực âm thầm

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao