• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

So sánh bệnh glaucoma góc mở và đóng

Bệnh glaucoma (cườm nước)

Glaucoma góc mở và đóng là hai hình thái của bệnh glaucoma (tăng nhãn áp) và đều gây sa sút thị lực nghiêm trọng. Cách điều trị hai loại glaucoma này hoàn toàn khác nhau do nguyên nhân triệu chứng của bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ so sánh về hai hình thái giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Tổng quan chung về glaucoma

Glaucoma (glocom) là một nhóm bệnh về mắt, còn được biết đến với tên bệnh cườm nước, thiên đầu thống hay tăng nhãn áp. Glaucoma bắt nguồn từ hiện tượng nhãn áp tăng cao chèn ép lên dây thần kinh thị giác, khiến cho mắt mờ đi. Trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.

Glaucoma góc đóng là gì?

Glaucoma góc đóng là hiện tượng mắt bị rối loạn về giải phẫu. Mống mắt ngoại vi áp lên vùng bè, gây ra hiện tượng tắc nghẽn góc tiền phòng. Bệnh có thể là dạng mãn tính hoặc cấp tính, trong đó mãn tính chiếm phần lớn, góc đóng cấp tính thuộc dạng hiếm.

Glaucoma góc mở là gì?

Glaucoma góc mở thì có liên quan tới góc mở tiền phòng. Nhãn áp của mắt trong một vài thời điểm sẽ giữ ở mức trung bình. Bệnh nhân thường bị ở cả hai mắt, nhưng mức độ hai mắt khác nhau.

Hiện nay, nhãn áp bình thường của người Việt đang ở mức 15 – 24mmHg, đo bằng nhãn áp kế Maclakov. Nếu chỉ số vượt quá 21mmHg tức là áp suất thủy dịch đang quá cao. Khi mắt có dấu hiệu bất thường, bạn hãy lập tức tới bệnh viện kiểm tra. 

So sánh Glaucoma góc mở và đóng

Nguyên nhân của bệnh

Glaucoma góc mở:

  • Lão hóa do tuổi cao
  • Di truyền (Gia đình từng có người bị glocom sẽ có nguy cơ lây cho các thế hệ sau)
  • Người có gốc châu Phi
  • Giác mạc trung tâm mỏng
  • Tăng huyết áp ở toàn thân
  • Biến chứng của tiểu đường
  • Cận thị

Glaucoma góc đóng:

  • Mống mắt trước bị kéo về phía trước hoặc phía sau, khiến cho mống mắt áp sát vào mặt sau của giác mạc.

Triệu chứng

Glaucoma góc mở:

  • Không biểu hiện sớm
  • Thị trường bị thu hẹp, gai thị bị teo lại rõ ràng
  • Bị mất phần nửa dưới của thị trường nên có thể hay bị vấp cầu thang.
  • Khi đọc chữ hoặc nhìn vật thường bị khuyết góc.
  • Gặp khó khăn khi lái xe

Glaucoma góc đóng:

  • Góc đóng cấp tính: Đau mắt, đỏ, nhức mắt; Suy giảm thị lực; Nhìn thấy quầng màu; Nhức đầu, buồn nôn.
  • Góc đóng mạn tính: Triệu chứng tương tự như glaucoma góc mở

Chẩn đoán

Glaucoma góc mở:

  • Khám đáy mắt
  • Khám thị trường
  • Đo độ dày của giác mạc trung tâm và nhãn áp
  • Loại trừ các bệnh thần kinh thị giác không liên quan

Glaucoma góc đóng

  • Cấp tính: Dựa vào nhãn áp và các triệu chứng lâm sàng để xác định bệnh.
  • Mạn tính: Soi góc để tìm ra phần dình trước chu biên, tổn thương ở thị thần kinh, thị trường bị khuyết điển hình

Cách điều trị

Glaucoma góc mở:

  • Sử dụng thuốc đặc trị trong thời gian đầu, chẳng hạn: latanoprost, tafluprost, timolol
  • Phẫu thuật: Được phẫu thuật khi bệnh trạng không thể duy trì hoặc cứu chữa, sử dụng phương pháp laser hoặc phẫu thuật lỗ rò.

Glaucoma góc đóng:

  • Cấp tính: Sử dụng các loại thuốc nhỏ pilocarpine, brimonidine, timolol; Uống thuốc tăng áp lực thẩm thấu; Cắt mống chu biên bằng laser
  • Mãn tính: Sử dụng thuốc đặc trị trong thời gian đầu: latanoprost, tafluprost, timolol; Phẫu thuật: Được phẫu thuật khi bệnh trạng không thể duy trì hoặc cứu chữa, sử dụng phương pháp laser hoặc phẫu thuật lỗ rò.
glaucoma góc mở và đóng

Nhìn chung, hai hình thái glaucoma góc mở và đóng đều gây nguy hiểm tới người bệnh. Sự khác biệt giữa hai loại glaucoma góc mở và đóng chủ yếu ở cơ chế tắc nghẽn đường thoát của thủy dịch. Do vậy, triệu chứng và cách điều trị bệnh cũng khác nhau. Việc phân biệt chính xác hai loại bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng để các bác sĩ đưa ra phác đồ chữa bệnh chuẩn xác.

Như vậy, bài viết trên đã phân biệt cho bạn hai hình thái glaucoma góc mở và đóng. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nguy cơ mắc các căn bệnh này ngày càng tăng, cho dù đã có những sự tiến bộ rõ rệt trong y học thì mỗi người vẫn cần có ý thức bảo vệ đôi mắt của mình và có kế hoạch khám mắt định kỳ đầy đủ.

Xem thêm: Bố mẹ đã biết nên khám mắt cho bé ở đâu Hà Nội chưa?

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao