Đeo kính cận là phương pháp ra đời sớm nhất và phổ biến nhất hiện nay, giúp người bị tật khúc xạ như cận thị cải thiện thị lực. Chọn kính đúng độ cận và đeo kính đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa tăng độ cận cũng như mang đến sự thoải mái, thuận tiện trong sinh hoạt thường ngày. Một câu hỏi đặt ra là: Có nên đeo kính thường xuyên không?
1. Độ cận bao nhiêu thì nên đeo kính?
Việc người mắc tật khúc xạ nhìn không rõ là do hình ảnh hội tụ trước và sau võng mạc không đồng đều khiến người bệnh không nhìn được vật ở quá gần, quá xa hoặc hình ảnh thu nhận được không rõ ràng. Một chiếc kính mắt mang thông số phù hợp sẽ điều chỉnh cho hình ảnh hội tụ tại một điểm ngay trên võng mạc giống như mắt chính thị, qua đó giúp người bệnh nhìn rõ nét hơn.
Việc đeo kính cận là rất cần thiết cho dù độ cận nhỏ (≤ 0.75 độ).
- Dưới 0.5 là độ cận nhỏ nhất, thường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, học tập và công việc hàng ngày. Trường hợp này thì không cần phải đeo kính thường xuyên, việc đeo kính sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân.
- Độ cận từ 0.75 tới 1.5 là mức cận thị mà bệnh nhân nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày như lái xe, làm việc hay xem tivi. Lưu ý ở mức độ này thường chỉ đeo kính khi nhìn xa, và khi nhìn gần cần ngồi những nơi có đủ ánh sáng và không nên đọc sách trong thời gian dài.
- Độ cận từ 1.75 trở lên bắt buộc phải đeo kính cho tất cả mọi hoạt động nhìn xa và nhìn gần. Lúc này thị lực đã không còn đảm bảo tiêu chuẩn, khiến mắt liên tục điều tiết để nhìn rõ hơn, mỏi mắt nhiều hơn.
2. Có cần đeo kính thường xuyên hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù độ cận nhỏ thì vẫn nên đeo kính thường xuyên.
Việc đeo kính thường xuyên sẽ không khiến đôi mắt của bạn cận nặng hơn bởi kính mắt được lắp đặt dựa trên đặc điểm của mắt: đường cong giác mạc, độ khúc xạ của ống kính nội nhãn và chiều dài của nhãn cầu. Việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng sẽ không làm thay đổi độ cận của bạn.
Đeo kính thường xuyên cũng sẽ không khiến mắt bạn bị phụ thuộc vào kính vì khi không đeo kính, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn và có thể dẫn tới nguy cơ tăng độ cận. Bên cạnh đó, với bệnh nhân bị cận nặng, việc không đeo kính có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn ở mắt như thoái hóa võng mạc, mắt tăng độ nhanh, thậm chí nhược thị đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, việc đeo kính như thế nào còn tùy thuộc vào nhu cầu công việc, học tập của người bệnh. Với những ngành nghề đặc thù, cần nhìn chi tiết như tài xế thì yêu cầu thị lực nhìn xa phải 10/10, dù độ cận nhẹ cũng cần phải đeo kính. Trong trường hợp mắt phải làm việc nhiều, nên nghỉ ngơi và tháo kính mắt thư giãn mỗi 30 – 60 phút làm việc, sau đó tìm nhìn vào những chỗ thoáng, vật ở xa.
Lưu ý, nếu đeo kính không phù hợp với độ cận thực tế có thể sẽ khiến mắt gặp phải nhiều nguy cơ không tốt như:
- Mắt điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ hình ảnh, bù trừ cho phần thiếu hụt khi không đeo kính hoặc kính mắt không phù hợp, nhìn không rõ.
- Đeo kính không đúng số sẽ khiến mắt nhanh mệt mỏi, hoạt động quá tải.
- Mắt tăng cận nhanh.
- Nguy cơ nhược thị cao (thị lực kính nhìn được tối đa chỉ dưới 7/10).
Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến nghị người bị cận thị nên đeo kính đúng số và thường xuyên để giúp mắt đạt thị lực tốt nhất và thuận tiện trong sinh hoạt. Trong một số trường hợp cá biệt không thể thích nghi với kính đúng số, chẳng hạn như người có độ loạn thị cao, bác sĩ sẽ có chỉ định để điều chỉnh số kính phù hợp với mắt.
Và khi bị cận thị, người bệnh nên đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm một lần và điều chỉnh đúng độ cho kính của mình. Nếu ở Hà Nội thì nên đi khám tại địa chỉ khám mắt uy tín ở Hà Nội. Như vậy, bạn sẽ luôn được nhìn một thế giới tươi sáng và chân thực mà không cần lo lắng về thị lực của mình.
Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng kính áp tròng Ortho-K sai cách
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao