Dù không phổ biến như cận thị, viễn thị và loạn thị nhưng nhược thị cũng là một căn bệnh gây suy giảm thị lực nguy hiểm mà chúng ta cần hết sức lưu ý. Bệnh nhược thị có thể xảy ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 7 tuổi.
Contents
Bệnh nhược thị là gì?
Nhược thị (tên tiếng Anh là Amblyopia) là tình trạng một hoặc cả hai mắt bị suy giảm thị lực do não không nhận biết được những hình ảnh từ mắt chuyển lên nên chỉ tập trung tăng cường hoạt động của một mắt. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 0,2 – 5,3% dân số bị nhược thị, trong đó tỷ lệ này ở Việt Nam chiếm 2 – 5%.
Bệnh nhược thị thường hay bị nhầm với cận thị nên nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời sẽ khiến cho thị lực suy giảm nghiêm trọng, lâu dài sẽ dẫn tới mù loà.
Nhược thị được chia làm 2 loại là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nếu như mắt bị nhược thị chức năng có thể cải thiện tình trạng, phục hồi chức năng sau quá trình điều trị. Thì với nhược thị thực thể, dù được phát hiện sớm và điều trị tích cực, mắt vẫn không thể hồi phục hoàn toàn được.
Nhược thị ở trẻ em có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nhược thị là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 7 tuổi. Sau khi sinh ra, thị lực của trẻ sẽ dần phát triển trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, có thể do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan làm cho quá trình này gặp phải “sự cố” khiến tín hiệu liên lạc giữa 1 trong 2 mắt lên trung tâm thị giác ở não bộ bị gián đoạn, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhược thị.
Quá trình phát triển của bệnh nhược thị ở trẻ có thể diễn ra từ lúc sơ sinh cho đến khi 7 tuổi với tỷ lệ 2% – 4%. Sau 7 tuổi, thị lực của trẻ sẽ dần ổn định nên nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì sau độ tuổi này các phương pháp điều trị nhược thị hầu như không còn tác dụng. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh nhược thị thông qua một số triệu chứng điển hình dưới đây:
Lác mắt: Đây vừa là nguyên nhân và là triệu chứng điển hình, dễ nhận thấy nhất ở trẻ có mắt bị nhược thị. Do đó, khi thấy con có dấu hiệu lác mắt, bố mẹ cần đưa con tới khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.
Mắt hay nheo và hay nháy mắt theo thói quen, không kiểm soát
Mắt nhìn lệch, thường phải nghiêng đầu khi nhìn, kể cả là nhìn thẳng.
Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng thường sẽ khó nhận biết hơn. Bố mẹ nên chú ý quan sát các phản xạ thị giác của bé khi nhìn người và vật xung quanh, khi nô đùa để có thể phát hiện sớm bệnh.
Nhược thị không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình, cản trở quá trình phát triển toàn diện của trẻ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ. Khi 1 trong 2 mắt không hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhìn nhận và phán đoán vị trí sự vật trong không gian, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ. Đồng thời, một mắt “lười” sẽ gây áp lực làm việc lên mắt còn lại, lâu dài sẽ khiến cho thị lực cả 2 mắt cùng suy giảm, tăng nguy cơ hỏng mắt, mù loà.
Phương pháp chẩn đoán nhược thị cho trẻ nhỏ
Để phát hiện sớm bệnh, khi con có dấu hiệu nhược thị, bố mẹ cần đưa con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng của mắt, đo sự khác biệt về thị lực của hai mắt và kiểm tra mắt có bị lệch hay lác không. Căn cứ theo độ tuổi của trẻ, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thăm khám, chẩn đoán phù hợp.
Trẻ dưới 3 tuổi: Sử dụng thiết bị phát hiện đục thuỷ tinh thể kết hợp làm thêm các xét nghiệm khác để có đánh giá chính xác nhất về khả năng thay đổi ánh nhìn của trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi khi dõi theo vật thể chuyển động.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Đánh giá tầm nhìn của trẻ bằng các xét nghiệm có hình ảnh hoặc chữ cái. Trẻ sẽ được che lần lượt mỗi mắt để kiểm tra mắt còn lại.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
📌 Website: https://matngoisao.vn/