Đục thủy tinh thể là một bệnh lý về mắt vô cùng nguy hiểm thường xuất hiện ở người cao tuổi do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ ngay từ khi sinh ra. Vậy đục thủy tinh thể bẩm sinh là do đâu, làm cách nào để đối phó với căn bệnh này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Khi nhắc đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ ngay đến bệnh mắt thường gặp của người già. Ít ai biết rằng, nhiều trẻ em vừa sinh ra cũng có thể bị mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh. Bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu không về sau dù có thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ em bị đục thủy tinh thể bẩm sinh nhưng gia đình không phát hiện, chỉ biết một cách tình cờ khiến cho việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả.
Contents
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một tật về mắt bẩm sinh ở trẻ, tật này rất hiếm gặp, thường xảy ra trước khi sinh hoặc ngay khi trẻ vừa mới sinh. Khi đó, thủy tinh thể trong mắt trẻ thay vì trong suốt lại trở nên mờ đục, làm cản trở quá trình ánh sáng đi vào mắt.
Trẻ nhỏ khi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh không thể nhìn rõ mọi vật như những trẻ bình thường khác. Điều này khiến cho mắt và não bộ của trẻ khó phối hợp với nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả hai, đồng thời, chuyển động của mắt cũng trở nên kém chính xác hơn.
Trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể ở một mắt (đơn phương) hoặc ở cả hai mắt (song phương). Hầu hết, trẻ em bị đục thủy tinh thể ở một mắt, mắt còn lại sẽ có tầm nhìn tốt hơn so với những trẻ không bị bệnh.
Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh
Mặc dù tỷ lệ trẻ em bị đục thủy tinh thể bẩm sinh không nhiều và đa số không thể chỉ ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể là gì, nhưng có thể tổng hợp một số nguy cơ gây bệnh thường thấy như sau:
- Do di truyền: nếu trong nhà có người có tiền sử mắc đục thủy tinh thể thì có khả năng cao trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh.
- Dị tật bẩm sinh: trẻ bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng chondrodysplasia, hội chứng loạn sản ngoại bì,… cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
- Mẹ bầu nhiễm trùng khi mang thai: người mẹ đang mang thai nếu mắc một số bệnh nhiễm trùng như giang mai, HIV, rubella, sởi, thủy đậu,… có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh.
- Mẹ bầu bị chấn thương khi mang thai: trường hợp mẹ đang mang thai bị chấn thương về thể chất (té ngã, tai nạn xe,…) cũng có thể là nguyên nhân khiến mắt trẻ bị tổn thương.
- Mẹ bị hạ đường huyết khi đang mang thai: mẹ đang mang thai bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tăng cao hoặc hạ đường huyết. Tình trạng này có thể gây hư tổn các cơ quan trong cơ thể cả mẹ và bé như mạch máu, mắt, dây thần kinh,…
- Trẻ sinh non: trẻ em được sinh ra trước 37 tuần thường dễ gặp các vấn đề về sức khỏe hơn.
Đục thủy tinh thể đơn phương thuộc tình trạng khó xác định được nguyên nhân, đó có thể là do chấn thương ở mắt hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình mẹ bầu mang thai. Còn đục thủy tinh song phương lại hầu như là do gen di truyền.
Điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh
Ở trẻ nhỏ, mắt vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, nếu không điều trị đục thủy tinh thể kịp thời sẽ để lại những hậu quả lâu dài về thị giác. Việc điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh còn thay đổi tùy theo loại hình và độ nặng của bệnh.
Trẻ em được khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc hạn chế tốc độ đục thủy thể tinh (như catacol, catarstat…). Vì vậy nên tiến hành phẫu thuật sớm khi có chỉ định. Thời điểm tiến hành phẫu thuật của trẻ cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khác với người lớn, việc phẫu thuật cho trẻ em đòi hỏi phải có các dụng cụ mổ và kỹ thuật tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo; và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Sau phẫu thuật thường gặp các biến chứng như phản ứng viêm, tăng nhãn áp và bong võng mạc. Để hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật, hiện nay người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật
- Sau phẫu thuật, trẻ nên đeo kính hoặc kính áp tròng để có được tầm nhìn tốt nhất.
- Trẻ có thể bị đau trong khoảng 12 – 24h sau phẫu thuật, cần sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi 2 – 4h/lần để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tránh không để cho nước bẩn hay dầu gội đầu bắn vào mắt.
- Bác sĩ có thể băng mắt bảo vệ cho trẻ để tránh trẻ dụi mắt ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.
Ngoài ra sau phẫu thuật, việc điều chỉnh thích nghi với tình trạng không còn thủy tinh thể là vấn đề cần được ưu tiên và phải thực hiện càng sớm càng tốt. Có thể thực hiện bằng cách bịt mắt lành, để mắt nhược thị được tập luyện. Để phương pháp điều trị được hiệu quả hơn, cần sự kiên trì của bệnh nhân và sự phối hợp của người nhà.
Nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ, ít nhất 6 tháng/ lần cho đến khi trẻ trưởng thành. Sớm điều trị, chăm sóc mắt đục thủy tinh thể bẩm sinh sẽ giúp trẻ lấy lại thị lực, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Ngày nay đã việc điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh đã có nhiều tiến bộ, nhiều trẻ em đã phục hồi thị lực và thị giác 2 mắt sau phẫu thuật.
Và nếu bạn còn băn khoăn về một phòng khám mắt uy tín, chất lượng để điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh cho trẻ nhà mình, hãy ghé thăm Phòng khám mắt Ngôi Sao tại Hà Đông. Phòng khám mắt Ngôi Sao cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị chuyên sâu các bệnh lý về mắt bằng công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Đến với phòng khám mắt Ngôi Sao, bệnh nhân sẽ được:
- Thăm khám và điều trị bởi đội ngũ Chuyên gia Nhãn khoa đầu ngành cùng các bác sĩ khám mắt giỏi tại Hà Nội, đứng đầu là Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thanh Nga – Nguyên Giám đốc bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội, với 15 năm kinh nghiệm làm việc, đã thực hiện trên 10.000 phẫu thuật điều trị khúc xạ đa dạng các phương pháp như phẫu thuật Phaco,….
- Hệ thống trang bị trang thiết bị và công nghệ hiện đại, giúp đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả cho mắt của trẻ.
Phòng khám mắt Ngôi Sao cam kết đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc và bảo vệ thị lực của trẻ, để bé có thể tận hưởng cuộc sống với đôi mắt khỏe mạnh và tươi sáng.
Xem thêm: Thói quen hút thuốc lá có thể gây nên các bệnh về mắt
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao