Viêm mống mắt (iritis) là một tình trạng viêm ở mống mắt – phần màu của mắt bao quanh đồng tử. Đây là một bệnh lý mắt nghiêm trọng có thể gây ra những biến chứng lớn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm mống mắt có thể diễn ra một cách đột ngột, kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí trở thành mãn tính như nhược thị, gây nguy cơ tổn thương thị lực vĩnh viễn.
Contents
Các dấu hiệu nhận biết viêm mống mắt
- Đỏ mắt khu trú: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của viêm mống mắt là mắt đỏ, đặc biệt ở khu vực gần đồng tử. Đỏ mắt do loại nhiễm trùng này thường khác với viêm kết mạc ở chỗ đỏ mắt chỉ tập trung xung quanh mống mắt, trong khi viêm kết mạc khiến cả mắt đỏ hẳn.
- Đau nhức mắt: Loại viêm mắt nàythường gây cảm giác đau nhức bên trong mắt. Đau có thể gia tăng khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc khi cố gắng tập trung nhìn. Đau nhức là một trong những triệu chứng khó chịu nhất và thường là nguyên nhân khiến người bệnh tìm đến bác sĩ.
- Sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng): Những người bị viêm mống mắt thường trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng (photophobia). Ánh sáng mạnh có thể gây đau nhức và cảm giác khó chịu rõ rệt, khiến người bệnh phải nheo mắt hoặc tìm cách tránh ánh sáng.
- Nhìn mờ: Các triệu chứng viêm có thể làm giảm thị lực, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ mọi vật. Tình trạng nhìn mờ có thể xuất hiện sớm và ngày càng nghiêm trọng nếu bệnh không được can thiệp.
Nguyên nhân của viêm mống mắt
Triệu chứng viêm này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý toàn thân đến chấn thương trực tiếp lên mắt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng như herpes, giang mai, lao, hoặc HIV có thể dẫn đến viêm mống mắt. Các vi khuẩn hoặc virus này có thể tấn công và gây viêm mô mống mắt.
- Rối loạn tự miễn: Nhiều trường hợp viêm mống mắt có liên quan đến các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh lupus, hoặc bệnh Crohn. Các rối loạn tự miễn này khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào của cơ thể, bao gồm cả mống mắt.
- Chấn thương mắt: Chấn thương do tai nạn hoặc phẫu thuật có thể gây ra viêm mống mắt. Đôi khi, viêm mống mắt xuất hiện sau khi mắt bị tổn thương bởi vật nhọn, hóa chất, hoặc phẫu thuật mắt không thành công.
- Nguyên nhân không rõ ràng: Có những trường hợp viêm mống mắt xảy ra mà không tìm thấy nguyên nhân cụ thể, được gọi là viêm mống mắt vô căn.
Biến chứng của viêm mống mắt
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, bao gồm:
- Tăng nhãn áp: Viêm mống mắt có thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước trong mắt, dẫn đến áp lực mắt tăng cao (tăng nhãn áp), có thể làm tổn thương thần kinh thị giác.
- Dính mống mắt: Mống mắt có thể dính vào thủy tinh thể hoặc giác mạc, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng như khó nhìn, đau nhức, và cần phẫu thuật để điều trị.
- Đục thủy tinh thể: Viêm kéo dài có thể gây ra đục thủy tinh thể, làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.
- Mù lòa: Trong những trường hợp nặng hoặc không được điều trị, viêm mống mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Biện pháp điều trị và can thiệp
Khi phát hiện các triệu chứng của viêm mống mắt, việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng. Điều trị viêm mống mắt thường bao gồm các biện pháp sau:
- Thuốc giãn đồng tử (Mydriatics): Loại thuốc này giúp giãn đồng tử, giúp giảm đau và ngăn ngừa sự kết dính giữa mống mắt và thủy tinh thể. Đồng thời, nó cũng giúp hạn chế các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng.
- Corticosteroids: Thuốc nhỏ mắt hoặc tiêm corticosteroid thường được sử dụng để giảm viêm và sưng trong mắt. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải sử dụng corticosteroids dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào mắt.
- Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus: Nếu viêm do nhiễm trùng gây ra, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị nguyên nhân cơ bản.
- Điều trị nguyên nhân cơ bản: Nếu viêm liên quan đến các bệnh tự miễn hoặc bệnh lý toàn thân khác, điều trị bệnh lý nền là cần thiết. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc kháng viêm mạnh hơn.
- Khám và theo dõi thường xuyên: Viêm mống mắt cần được theo dõi kỹ lưỡng để ngăn ngừa các biến chứng. Khám định kỳ giúp bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị và can thiệp kịp thời nếu có biến chứng.
Phòng ngừa viêm mống mắt
Phòng ngừa viêm mống mắt chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và bảo vệ mắt khỏi chấn thương. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Đeo kính bảo hộ: Để tránh các chấn thương mắt do tai nạn hoặc tiếp xúc với hóa chất, đeo kính bảo hộ khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương mắt.
- Kiểm soát bệnh lý toàn thân: Đối với những người mắc bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý toàn thân khác, việc kiểm soát bệnh hiệu quả có thể giúp giảm nguy cơ viêm mống mắt.
- Khám mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ, đặc biệt đối với những người có tiền sử viêm mắt hoặc các bệnh lý liên quan đến mắt, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Bảo vệ đôi mắt khỏi viêm mống mắt – Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
Viêm măt hay mống mắt là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến thị lực nếu không được chăm sóc đúng cách. Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt khu trú, và nhìn mờ hay nhược thị là những dấu hiệu cần được chú ý ngay lập tức. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đừng chần chừ – hãy thăm khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra quầng thâm mắt
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao