• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Cận thị học đường: Tình trạng đáng báo động tại nước ta

cận thị học đường

Cận thị học đường là một tình trạng đáng báo động đối với lứa tuổi học sinh tại nước ta. Trên khắp cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và sinh hoạt, vui chơi của học sinh.

Thực trạng cận thị học đường tại nước ta

Cận thị là một tật khúc xạ mắt phổ biến, khiến người cận gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa. Trong đó cận thị học đường là tình trạng trẻ em trong lứa tuổi đến trường bị mắc tật cận thị. 

Tình trạng học sinh mắc tật cận thị ngày càng tăng hiện nay, điều này khiến các em gặp không ít bất tiện trong việc học tập và sinh hoạt. Theo thống kê năm 2017 của Bệnh viện Mắt Trung ương, cả nước ta có gần 5 triệu học sinh bị mắc các tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm tỷ lệ trên 40% và tập trung chủ yếu ở các thành thị. Còn ở các khu vực ngoại thành, nông thôn thì tỷ lệ này khoảng từ 10-15%. Giai đoạn trẻ dễ bị mắc cận thị nhất là từ 6 – 16 tuổi.

Nguyên nhân của cận thị học đường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật cận thị ở lứa tuổi học sinh, nhưng chủ yếu trong đó là do việc học tập và sinh hoạt không khoa học, cường độ học tập ngày càng dày đặc hay sử dụng thiết bị công nghệ thiếu hợp lý.

Học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý

Cường độ học tập ngày càng dày đặc, môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học không đúng chuẩn, cùng với bàn ghế không phù hợp đều có thể là nguyên nhân khiến cho mắt trẻ bị mỏi, mờ, dẫn đến cận thị.

Ở nhiều trường học hiện nay, vì sĩ số học sinh quá đông mà giáo viên không thể rèn tư thế ngồi cho từng em. Ở nhà, cha mẹ không rèn cho con thói quen ngồi học đúng tư thế, để nhiều em nằm bò ra bàn, ra giường để học bài, rồi việc không kiểm soát khi trẻ đọc sách, xem tivi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc tật cận thị.

trẻ bị cận thị bẩm sinh

Sử dụng thiết bị công nghệ thiếu hợp lý

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, trẻ em sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt là ở lứa tuổi 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi.

Theo tổ chức WHO, chỉ cần tiếp xúc với màn hình điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người sử dụng màn hình điện tử gần 10 giờ mỗi ngày (cụ thể sử dụng máy tính bảng trong 5 giờ 10 phút, điện thoại trong 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Việc sử dụng nhiều vượt mức cho phép chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ cận thị học đường tăng cao tại Việt Nam.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền chiếm một bộ phận nhỏ trong tổng số các em học sinh bị mắc tật cận thị. Thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên thì tỷ lệ di truyền cho con là 100%.

Ảnh hưởng của cận thị với học sinh

Cận thị gây ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt và sức khỏe của các em học sinh. 

  • Khi nheo mắt để nhìn vật từ xa, các em có thể bị mỏi mắt, nhức đầu. 
  • Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn thương đến đôi mắt của trẻ. 
  • Ngoài ra, cận thị còn ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Mắt trẻ nhìn kém sẽ khiến đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm, sai chữ,… dẫn đến kết quả học tập giảm sút, làm trẻ trở nên rụt rè và thiếu tự tin.

Phương pháp điều trị và phòng tránh cận thị học đường

Trẻ dưới 18 tuổi được khuyến cáo không nên phẫu thuật tật khúc xạ, phương pháp tối ưu nhất để điều trị cận thị học đường là đeo kính cận. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện mắt, cơ sở khám mắt uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh nhằm thay kính kịp thời giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc đeo kính sai độ có thể khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn. Khi trẻ em đủ tuổi có thể thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ để lấy lại ánh sáng thị lực hoàn hảo. 

Ngoài ra, để phòng tránh tật cận thị ở trẻ em, các chuyên gia đưa ra những biện pháp như:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, B,… như cà rốt, bí đỏ, cà chua, trứng, thịt, cá; hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Lưu ý môi trường học tập và sinh hoạt: đảm bảo góc học tập đầy đủ ánh sáng và tư thế ngồi học đúng; thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi và vui chơi của trẻ hợp lý để đôi mắt được thư giãn.
  • Cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt chứa vitamin và acid amin tốt cho mắt hàng ngày.
  • Khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng mắt của trẻ và có phương pháp điều trị kịp thời.

Phòng khám Mắt Ngôi Sao là một trong những phòng khám mắt cận thị cho trẻ em uy tín ở Hà Nội. Đến với phòng khám, phụ huynh và các bé sẽ được tư vấn, chăm sóc cũng như khám chữa tận tình mọi bệnh lý liên quan đến mắt như cận thị, giúp trẻ nhanh chóng lấy lại đôi mắt sáng khỏe.

Liên hệ đặt lịch hẹn với phòng khám Mắt Ngôi Sao theo hotline 038.5050.055 để nhận được sự tư vấn tận tình nhất của chúng tôi về cận thị ở trẻ em.

Xem thêm: Tự chảy nước mắt là do đâu, liệu có nghiêm trọng không?

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao