• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Tình trạng chắp lẹo mắt ở trẻ và cách điều trị

chắp lẹo mắt ở trẻ

Tình trạng chắp lẹo mắt ở trẻ khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng vì gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu cho bé. Chắp lẹo mắt là một bệnh viêm mắt lành tính, có thể tự chữa tại nhà nhưng cũng có nguy cơ gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để điều trị tình trạng chắp lẹo mắt ở trẻ, cùng Phòng khám Mắt Ngôi Sao tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phát hiện triệu chứng của chắp lẹo mắt ở trẻ để có biện pháp kịp thời

Chắp lẹo mắt thường xuất hiện dưới dạng khối sưng nề đỏ, có nhân màu vàng như mụn mủ và thường nằm ở chân lông mi. Nó có thể chỉ sưng đỏ ở 1 vùng, nhưng đôi khi cũng có thể gây sưng cả bờ mi mắt. Chắp lẹo mắt gây đau đớn, khó chịu, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Tình trạng này xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus có nhiều trong mũi trẻ lan lên mi mắt khiến các chân lông mi bị nhiễm khuẩn. Khi trẻ dụi mũi và dụi mắt sẽ dễ khiến vi khuẩn lan lên mi mắt hơn. Ngoài ra, chắp lẹo mắt cũng có thể hình thành do virus, nấm, ký sinh trùng,…

Dấu hiệu phổ biến của chắp lẹo mắt ở trẻ có thể nhận biết bao gồm trẻ dụi mắt hoặc gãi xung quanh mi mắt, xuất hiện mụn lẹo màu đỏ với mủ vàng hoặc nước trắng, và mụn có thể sưng to hơn sau thời gian.

Các cục mụn lẹo này thường có màu đỏ và mủ vàng ở giữa. Chắp lẹo mắt gây ra các cảm giác đau, khó chịu, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bố mẹ có thể nhận biết một số dấu hiệu điển hình của chắp lẹo mắt ở trẻ như:

  • Trẻ bị đau, nhức mắt hoặc thường xuyên dùng tay dụi và gãi xung quanh mi mắt.
  • Xuất hiện 1 hoặc nhiều mụn lẹo ở xung quanh mi mắt. Mụn lẹo màu đỏ, bên trong có thể có chứa mủ màu vàng hoặc chảy nước trắng.
  • Mụn lẹo có thể đỏ và sưng to hơn sau khi xuất hiện.

Cách điều trị chắp lẹo mắt ở trẻ

Thông thường, trẻ bị chắp lẹo ở mắt sẽ khỏi sau 1 tuần kể từ khi bệnh phát. Lúc này, mụn lẹo sẽ tự vỡ ra và lành lại mà không cần can thiệp quá nhiều đến các biện pháp y tế. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc mắt cho trẻ như sau:

  • Vệ sinh mắt bé: Sử dụng nước muối sinh lý và bông gòn sạch để vệ sinh mắt bé, giúp loại bỏ vi khuẩn, tụ khuẩn ở mi mắt và ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
  • Sử dụng khăn ấm đắp lên mắt: Sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm và đắp lên vùng mắt bị sưng để giúp bé bớt đau nhức.
  • Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ: Nếu cần, sử dụng thuốc như thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ phát xảy ra.
  • Tránh nặn mụn lẹo: Tuyệt đối không nên bóp nặn mụn lẹo cho trẻ vì có thể khiến trẻ đau hơn, gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thị lực sau này.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho con như vitamin, chất khoáng, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn cay nóng và dầu mỡ vì có thể khiến vết mụn lẹo sưng to và nhiều mủ hơn.

Đặc biệt, nếu trẻ trong các trường hợp sau, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để chẩn đoán:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị lẹo ở mắt.
  • Trẻ bị sốt cao kéo dài trên 38.5 độ và cơ thể mệt mỏi.
  • Thị lực của trẻ có xu hướng có vấn đề.
  • Mắt bị đỏ và chảy máu, đau nặng ở mi mắt.
  • Mí mắt và mắt đều bị sưng to dần theo thời gian.
  • Chắp lẹo mắt không giảm hoặc xuất hiện mụn lẹo mới sau một tuần.

Cách phòng ngừa tình trạng chắp lẹo mắt ở trẻ

Để tránh cho con nhà mình bị chắp lẹo ở mắt, bố mẹ cần có một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Giữ vệ sinh khu vực mắt của trẻ, cho trẻ đeo kính râm khi cần thiết như khi ra ngoài hoặc trong môi trường ô nhiễm không khí nhiều bụi bẩn.
  • Cho trẻ sử dụng khăn mặt riêng của mình cả khi nhà hoặc ở trường học.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống của bé và hạn chế để bé tiếp xúc với môi trường có ô nhiễm nhiều khói bụi.
  • Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ cho bé trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vui chơi hay đi ra ngoài,…
  • Hạn chế để bé lấy tay dụi mắt, gãi mắt, đặc biệt là khi tay bé đang bẩn.

Chắp lẹo mắt ở trẻ thường không khó điều trị, nhưng nếu không chăm sóc đúng cách và khoa học, bệnh có thể chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.Để tránh các biến chứng tiêu cực có thể xảy ra, bố mẹ vẫn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu bố mẹ đang cần tìm một địa chỉ khám mắt trẻ em ở đâu tốt Hà Nội để đánh giá sức khỏe thị lực cho con, hãy tham khảo ngay các dịch vụ tại Phòng khám Mắt Ngôi Sao nhé!

Phòng khám Mắt Ngôi Sao chuyên khám và điều trị các bệnh lý về mắt như đau, nhức mỏi mắt, phẫu thuật điều trị cận thị và cả chắp lẹo mắt ở trẻ nhỏ. Với dịch vụ thăm khám tận tình cùng các bác sĩ giỏi đã từng làm việc tại những bệnh viện lớn trên cả nước, chắc chắn chúng tôi sẽ khiến bạn hài lòng tuyệt đối.

Xem thêm: Làm gì khi bị ong đốt vào mắt?

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao

Trả lời

Your email address will not be published.

This field is required.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*This field is required.