Bệnh “Glôcôm” (dân gian thường quen gọi là bệnh cườm nước hay thiên đầu thống) là một bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác với biểu hiện chung là lõm, teo đĩa thì thần kinh mắt, nhãn áp tăng cao.
Bệnh Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà (sau đục thủy tinh thể) do tổn hại các tế bào hạch võng mạc. Các tế bào hạch võng mạc này này hoàn toàn không có khả năng tăng sinh hoặc tái tạo. Do đó những tổn hại và biến chứng thị giác trong Glôcôm không thể hồi phục được. Bệnh Glôcôm nguy hiểm nhất là không có thuốc điều trị hoặc phương pháp phẫu thuật nào có thể hồi phục được những biến chứng và tổn thương chức năng, thực thể do glôcôm gây nên.
Bệnh glôcôm có rất nhiều biểu hiện lâm sàng, đôi khi triệu chứng rất âm ỉ, mờ nhạt hoặc không có triệu chứng, cơ chế bệnh sinh rất phức tạp đòi hỏi nhiều phương pháp điều trị phối hợp hiện đại khác nhau.
Bệnh glôcôm nếu không được kịp thời phát hiện sớm để điều trị sẽ tiến triển đến mức trầm trọng có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Vì căn nguyên bệnh chưa được làm rõ nên gần như không thể phòng ngừa tuy vậy chúng ta có thể phòng tránh được glôcôm bằng việc khám mắt định kỳ, theo dõi thường xuyên, nhằm chủ động phát hiện sớm để có phương án điều trị thích hợp
Contents
Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh Glôcôm
Bệnh Glôcôm thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, biểu hiện triệu chứng người bệnh dễ nhận thấy nhất là đau nhức mắt đột ngột dữ dội, sau đó lan nhanh lên đỉnh đầu, bệnh nhân nhìn mờ đục như qua một màn sương, nhìn ánh đèn điện có xuất hiện quầng xanh đỏ, mắt đỏ lên, giác mạc phù nề, mờ đục, mi sưng nề, đôi khi bệnh nhân rất sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều.
Những cơn đau nhức mắt, nhức đầu sẽ thỉnh thoảng xuất hiện qua loa kèm theo đó là khả năng nhìn mờ. Qua cơn đau, thị lực có thể trở lại như bình thường nhưng tần suất các cơn đau sẽ tăng dần khiến thị lực ngày càng kém và giảm sút.
Khi nhận thấy bất kể một trong những triệu chứng nêu trên người bệnh nên lập tức đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám mắt, đo nhãn áp, xét nghiệm và xử trí kịp thời. Ngoài ra những biểu hiện bệnh qua thăm khám bằng máy móc và xét nghiệm gồm: Soi đáy mắt nhận thấy hiện tượng lõm teo đĩa thị giác là biểu hiện đặc hiệu nhất của bệnh glôcôm. Ngoài ra dấu hiệu tăng nhãn áp cao, thể thủy tinh và dịch kính phù nhẹ, đồng tử có thể giãn méo, mống mắt xuất hiện đám thoái hóa, giác mạc sưng phù nề chính là những biểu hiện rõ nét nhất để khẳng định bệnh.
Glôcôm là bệnh nguy hiểm nhưng xuất hiện âm thầm, tiến triển lần lượt qua từng giai đoạn mãn tính, thị lực có thể vẫn được bảo tồn đến giai đoạn cuối của quá trình bệnh, người bệnh nếu chủ quan sẽ không nhận thấy thị lực và tầm nhìn ngày một giảm do đó thường chậm trễ đi khám, và khi khám thì đã ở giai đoạn nặng và thường gây ra những hậu quả rất đáng tiếc và nặng nề.
Phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh glôcôm
Việc khám mắt, đo nhãn áp, soi đáy mắt sẽ chẩn đoán được bệnh glôcôm. Những đối tượng cao tuổi, người mắc tiểu đường, cao huyết áp, nhãn cầu giác mạc nhỏ, mắc tật khúc xạ viễn thị nặng, người hay lo âu, trầm cảm, hoặc có người thân cũng từng bị Glôcôm thì nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm hơn. Do vậy việc lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa y tín để thăm khám thường xuyên định kỳ để phòng tránh bệnh là hết sức cần thiết.
Điều trị và các biện pháp giúp phòng tránh bệnh Glôcôm.
Bệnh glôcôm được xếp vào dạng bệnh cấp cứu nhãn khoa. Người bệnh khi được phát hiện chẩn đoán mắc bệnh glôcôm cần lập tức được điều trị ngay bằng việc uống thuốc hạ nhãn áp tra mắt, các loại thuốc này tuyệt đối phải được sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhãn khoa.
Mục đích chính yếu của việc điều trị bệnh Glôcôm là ngăn chặn bệnh những biến chứng tổn hại không gây ra những tổn thương cho đầu dây thần kinh thị giác, các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn và theo dõi thường xuyên sát sao với quy trình chặt chẽ nhằm nhằm kiểm soát và hạn chế được diễn biến bệnh nặng hơn khiến tổn hại đến thần kinh thị giác và thị lực.
Nếu điều trị bằng thuốc không thể đạt hiệu quả mong muốn thì nhất thiết bệnh glocom cần phải được phẫu thuật. Bệnh glôcôm thực tế không thể chữa khỏi được hoàn toàn, bởi mục đích chính trong điều trị glôcôm là nhằm ngăn chặn tiến triển của giai đoạn bệnh, không tiếp tục gây ra những tổn thương đối với đầu dây thần kinh thị giác. Đôi khi người bệnh đã được điều trị hiệu quả nhưng chủ quan bệnh đã khỏi hẳn nên không duy trì theo dõi và đi khám định kỳ khiến bệnh lại tiếp tục diễn ra âm ỉ, gây chức năng thị giác dần bị mất dần, thị lực ngày càng giảm sút.
Ở việt Nam với những người không có điều kiện để sử dụng thuốc hoặc không có thời gian đi lại thường xuyên thì việc điều trị can thiệp phẫu thuật phải được thực hiện sớm. Bệnh glôcôm có yếu tố nguy cơ di truyền. Vì vậy, người mắc bệnh glôcôm và những người có nguy cơ di truyền bệnh này cần phải được lưu ý thăm khám và chăm sóc theo dõi thường xuyên nhằm kiểm soát được sự xuất hiện và tiến triển bệnh nhằm hạn chế tối đa những tổn hại và biến chứng nguy hiểm về chức năng thần kinh thị giác.
Trên đây là những chi tiết về căn bệnh Glôcôm, đây là bệnh lý nguy hiểm và thường để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Lời khuyên mà Mắt Ngôi Sao dành cho bạn là nếu gặp bất kỳ triệu chứng và biểu hiện nào về sức khỏe đôi mắt đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn sớm, bảo vệ sức khỏe đôi mắt là bảo vệ chính cuộc sống của bạn được tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
Xem thêm: Phẫu thuật Relax smile có gì khác biệt so với các phương pháp phẫu thuật nhãn khoa khác
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
🌐 Website: https://matngoisao.vn/
💠 Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao