• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Hiểu về bệnh glaucoma – Đừng bỏ qua những thông tin này!

mắt sáng khỏe, khám mắt ngôi sao, mắt sáng

Bệnh Glaucoma là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể dẫn tới mù loà vĩnh viễn.

Bệnh Glaucoma là gì?

Bệnh Glaucoma thường được gọi là cườm nước, thiên đầu thống hay tăng nhãn áp. Bệnh khiến cho áp lực trong mắt (nhãn áp) tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác kết nối với mắt.

Cấu tạo của mắt giống như 1 quả cầu có đường kính khoảng 2 cm và chứa thuỷ dịch lưu, thông thường xuyên để đi nuôi dưỡng các bộ phận của mắt. Dịch này thoát ra khỏi mắt nhờ những lỗ nhỏ phía trước để trở vào cơ thể. Khi các lỗ này bị hẹp hay bít tắc sẽ khiến dịch ứ lại làm tăng áp lực trong mắt (tăng nhãn áp), tổn thương thần kinh thị giác gây mù loà. 

mắt sáng khỏe, khám mắt ngôi sao, mắt sáng, bệnh glaucoma

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng nên rất khó để nhận biết. Glaucoma thường chỉ được phát hiện khi các dây thần kinh đã bị tổn thương nặng, mắt mừo hẳn hoặc không nhìn thấy gì nữa. Vì vậy để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng ta nên duy trì thói quen thăm khám mắt định kỳ 1 năm/lần hoặc 6 tháng/lần khi mắt xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Ai dễ mắc bệnh glaucoma?

Bệnh Glaucoma xuất hiện phổ biến nhất ở người già trong độ tuổi 70-80, đặc biệt là phụ nữ hay lo nghĩ, căng thẳng, stress. 

Đây cũng là căn bệnh có yếu tố di truyền. Với những gia đình đã có người bị glaucoma thì nguy cơ mắc bệnh của người thân sẽ cao gấp 5-6 lần so với bình thường.

Nguyên nhân bệnh Glaucoma

Hiện nay, các chuyên gia cũng chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh Glaucoma. Tuy nhiên, một số nguyên nhân dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

·       Tuổi cao: Trong 10 người trên 75 tuổi sẽ có 1 người mắc bệnh Glaucoma.

·       Dân tộc: Người châu Phi, Caribbean hay châu Á sẽ có nguy cơ bị bệnh Glaucoma cao hơn so vơi những nơi khác.

·       Di truyền

·       Tiền sử chấn thương mắt 

·       Người bị cận thị nặng

·       Bệnh nhân tăng huyết áp

·       Người có giác mạc mỏng

·       Người thường xuyên hút thuốc lá

mắt sáng khỏe, khám mắt ngôi sao, mắt sáng, bệnh glaucoma

Triệu chứng bệnh Glaucoma

Hiện nay, bệnh glaucoma được chia làm 2 loại là cấp tính (có tiến triển nhanh) và mạn tính (diễn tiến âm thầm, chậm chạp). Bệnh có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt tuy nhiên đều gây tổn thương dây thần kinh thị giác vì vậy phát hiện sớm sẽ góp vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Đối với loại cấp tính, người bệnh sẽ thấy thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ và nhức mỏi, cảm giác căng cứng, con ngươi nở lớn, đau nhức dữ dội ở nửa đầu, kèm theo nôn hoặc buồn nôn, đau bụng.

Đối với loại mạn tính, người bệnh sẽ khó nhận biết hơn, thường chỉ có cảm giác mắt mỏi, hơi xốn, đôi khi thấy mắt mờ. 

Trẻ sơ sinh mắc glaucoma sẽ có biểu hiện sợ ánh sáng, hay nheo mắt và chảy nước mắt sống ở cả 2 bên mắt. Nếu trẻ bú mẹ thì khi bú no vẫn úp mặt vào ngực mẹ. Từ 6 tháng trở lên, glaucoma sẽ khiến thị lực của trẻ giảm dần, mắt bé sẽ nở to tròn, con ngươi phồng to như mắt trâu.

mắt sáng khỏe, khám mắt ngôi sao, mắt sáng

Cách phát hiện bệnh Glaucoma 

·      Đo thị lực: Đo lường khả năng nhìn thấy vật ở các khoảng cách xa gần khác nhau. 

·      Đo thị trường: Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi để bác sĩ có thể đánh giá người bệnh có bị mất tầm nhìn ngoại vi hay không – đây là 1 triệu chứng điển hình bệnh glaucoma.

·      Soi đáy mắt: Sử dụng kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác.

·      Đo nhãn áp: Sử dụng dụng cụ đặc biệt để đo áp lực bên trong mắt 

·      Đo độ dày giác mạc 

·      Chụp cắt lớp dây thần kinh (OCT) để phát hiện tổn thương đầu dây thần kinh thị giác và các lớp sợi thần kinh võng mạc

Để phát hiện sớm bệnh glaucoma, phòng khám Mắt Ngôi Sao tại Hà Đông khuyến cáo người trên 40 tuổi, nhất là phụ nữ phải làm việc với máy tính, hay bị căng thẳng stress cần định kỳ thăm khám mắt 6 tháng/lần. Ngoài ra, khi có các triệu chứng mắt mờ, mỏi mắt, đau nhức thì người bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc mà cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

🏠 Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội

☎ Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.

📌 Website: https://matngoisao.vn/

Trả lời

Your email address will not be published.

This field is required.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*This field is required.