Người bị đau mắt đỏ thường đeo kính râm và tránh nhìn thẳng vào người khác vì cho rằng đau mắt đỏ nhìn nhau là có thể bị lây nhiễm. Liệu có phải thật sự như thế không? Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào và cách phòng tránh bị đau mắt đỏ như thế nào, Phòng khám mắt Ngôi Sao tại Hà Đông sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Contents
Đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Bệnh đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) là bệnh dễ lây lan nhưng lành tính, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng xấu đến mắt nếu không được điều trị, chăm sóc kịp thời. Vì vậy, cần tìm hiểu về bệnh một cách cẩn thận để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.
Để phòng tránh bị đau mắt đỏ, bạn nên tìm hiểu đau mắt đỏ lây qua đường nào để kiểm soát bệnh cũng như phòng ngừa và chăm sóc bệnh hiệu quả hơn.
Có thể khái quát một số đường lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ như:
- Bệnh đau mát đỏ lây qua đường tiếp xúc gián tiếp, qua việc cầm, nắm, chạm vào những đồ vật bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (như cầu thang, đồ dùng, tay nắm cửa,…). Được biết, hầu hết vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt trong 8 giờ và sống sót trong vài ngày, còn virus có thể tồn tại trên bề mặt đến vài ngày và khả năng sống sót lên đến 2 tháng. Đau mắt đỏ cũng có khả năng lây nhiễm như các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn khác. Thời gian ủ bệnh thông thường từ 24 – 72 giờ.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh (như khăn mặt, cốc uống nước, gối, kính,…)
- Tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người nhiễm bệnh như: nói chuyện ở khoảng cách gần, bắt tay, ôm hôn.
- Ho và hắt hơi cũng gây lây nhiễm.
- Thường xuyên đeo kính áp tròng (vi khuẩn, virus có thể bám vào tròng kính rồi gây bệnh cho mắt).
- Sử dụng nguồn nước công cộng dễ nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi)
- Do thói quen dùng tay dụi mắt, chạm vào mũi, vào miệng,…
Nhiều người cho rằng khi đứng đối diện hay nhìn vào mắt của người bệnh cũng có thể bị lây. Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Đình Trung Chính – chuyên khoa mắt, khoa liên chuyên khoa Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) – đã khẳng định rằng bệnh đau mắt đỏ không lây nhiễm khi nhìn vào mắt người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng vậy bởi vì họ nghĩ mình không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Thực ra, người bệnh đeo kính râm nguyên nhân chính là để bảo vệ mắt khi ra đường, chống bụi, chống gió, giúp cho bệnh nhân đỡ khó chịu, tránh bệnh tình diễn biến nặng hơn.
Cách phòng bệnh khi xung quanh có người bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thế lây nhiễm qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho, hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, kính mắt, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống chung một nhà.
Người bị đau mắt đỏ có thể lây cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh có thể diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay cả khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có khả năng lây cho người khác trong vòng một tuần.
Ở những nơi công cộng như bệnh viện, trường học, chợ, trung tâm thương mại,… hoặc những khu vực có mật độ người đông, thường phải tiếp xúc với cự ly gần đều có nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ rất cao.
Vì thể để tránh bị bệnh đau mắt đỏ khi xung quanh có người mắc, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn và virus từ tay bạn, giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Hạn chế chạm vào mắt bằng tay. Đừng sờ mắt, mặt hoặc các bề mặt có thể nhiễm trùng và truyền bệnh.
- Khi ra khỏi nhà hoặc trong tình huống cần tiếp xúc với người khác, đeo khẩu trang để ngăn vi khuẩn và virus xâm nhập vào mắt.
- Tránh tập trung những nơi đông người hoặc phải tiếp xúc gần.
- Giữ khoảng cách với người khác, đặc biệt là khi người khác hoặc bạn bị nhiễm bệnh.
- Tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân như kính, thuốc nhỏ mắt hoặc các vật khác có tiếp xúc với mắt.
- Nếu bạn phải tiếp xúc với nhiều người hoặc ra khỏi nhà, hãy rửa mắt thường xuyên bằng nước sạch để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn hoặc virus nào có thể tiếp xúc với mắt.
- Không nên chà xát mắt bằng tay khi thấy ngứa hoặc khó chịu, vì có thể làm tổn thương mắt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhiễm trùng.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân đầy đủ, bao gồm rửa mặt, rửa tay thường xuyên và đeo găng tay nếu cần.
- Theo dõi các thông tin và hướng dẫn từ cơ quan y tế địa phương và quốc gia để cập nhật về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng tránh.
Cách ngăn chặn bệnh lây lan khi mình bị đau mắt đỏ
Khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ, cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt, cần nghỉ ngơi và hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt. Tránh giao tiếp mặt đối mặt, đặc biệt là không nên chạm vào mắt hoặc tương tác với nước mắt.
- Khi phải tiếp xúc với người khác hoặc phải ra khỏi nhà, hãy đeo khẩu trang để tránh khi nói, ho, hoặc hắt hơi sẽ lây nhiễm cho họ.
- Tuyệt đối không chia sẻ với người khác kính mắt, thuốc nhỏ mắt, khăn tay hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào có tiếp xúc với mắt.
- Duy trì vệ sinh cá nhân tốt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Nếu bạn phải tiếp xúc với mắt, hãy rửa tay trước và sau khi tiếp xúc.
- Nếu bạn có triệu chứng như đau mắt, sưng, chảy nước mắt, hạn chế chạm vào mắt và hãy sử dụng khăn giấy để lau.
- Nếu đã tiếp xúc gần với người khác trong thời gian mắc bệnh, hãy thông báo cho họ để họ có thể tự bảo vệ và theo dõi sự xuất hiện của triệu chứng.
- Hạn chế đi làm hoặc tập trung đông người để tránh lây lan bệnh.
- Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh đau mắt đỏ, hãy tuân thủ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.
Trong vòng một tuần sau khi hết, bệnh đau mắt đỏ vẫn có khả năng lây cho người khác. Vì vậy, để phòng bệnh cho mình và cho người khác, vẫn cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay kỹ, chú ý về thói quen sinh hoạt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên nhắc nhở các bé không dụi mắt, nhất là khi đang sinh hoạt chung với các bạn. Bên cạnh đó, cần giữ mắt sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan dễ dàng, vì vậy việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và cách ly là quan trọng để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Ngoài ra, nếu triệu chứng không giảm đi sau một thời gian điều trị, bạn nên thăm bác sĩ để kiểm tra lại.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bình thường, người bị bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi, chỉ cần giữ vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách. Tuy nhiên nếu với các đối tượng dưới đây, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp:
- Người có hệ miễn dịch kém.
- Trẻ nhỏ, người lớn tuổi.
- Người có bệnh tiền sử về mắt: viêm bờ mi, đục thủy tinh thể,…
Ngoài ra, nếu bạn mắc phải những triệu chứng sau, bạn cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh bệnh đau mắt đỏ trở nặng:
- Mắt tiết dịch xanh lá hoặc vàng.
- Mắt đau, suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng
- Sốt, lạnh, nhức mỏi, phát ban.
- Đau mắt đỏ kéo dài hơn 1 tuần chưa khỏi.
Ở trẻ em, cần cẩn trọng nếu có dấu hiệu sốt, bởi đau mắt đỏ cũng là một trong số các triệu chứng của bệnh sởi.
Cẩn trọng chưa bao giờ là thiếu, hãy thật cẩn thận và tuân thủ đúng biện pháp phòng chống lây nhiễm đau mắt đỏ để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn bè.
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng đây là bệnh lành tính. Nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng, nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc. Do đó tốt nhất là mọi người nên có ý thức phòng bệnh và đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Nếu bạn bị đau mắt đỏ hay gặp bất cứ vấn đề nào về mắt như nhức mỏi mắt, đục thủy tinh thể, hãy liên hệ với địa chỉ khám mắt uy tín ở Hà Nội như Phòng khám mắt Ngôi Sao theo hotline 024 3201 2895 để được đặt lịch khám sớm nhất.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO
- Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
- Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
- Website: https://matngoisao.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao