• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Nhược thị ở trẻ em và phương pháp điều trị

Nhược thị ở trẻ em

Nhược thị ở trẻ em xuất hiện khi nào?

Hầu hết mọi trẻ sơ sinh khi mới sinh ra đều chưa phát triển hoàn thiện hết về cấu trúc thần kinh não bộ và thị giác. Theo thời gian, dây thần kinh dẫn truyền thị giác từ mắt đến não và dây thần kinh não bộ cũng phát triển theo. Lúc này, não sẽ học cách phân tích tín hiệu, hình ảnh sau đó hình ảnh sẽ được truyền đến mắt. Do vậy, trong thời gian “học hỏi” của chức năng thần kinh thị giác, nếu trẻ không dùng đến hoạt động của một hay cả hai mắt một cách bình thường, hoặc do nguyên nhân nào đó làm cản trở việc phát triển thị giác của hai mắt dẫn đến việc đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn quá trình hoàn thiện gây ra tình trạng gọi là chứng nhược thị ở trẻ em.

Nói cách khác, nhược thị là những bất thường về chức năng thị giác xảy ra ở não bộ chứ không phải là bệnh lý về đôi mắt. Vì vậy, ngay cả khi trẻ không có bất kỳ bệnh lý nào về mắt, nếu trẻ không được điều trị nhược thị trước năm 8 tuổi thì tình trạng suy giảm thị lực vẫn sẽ tồn tại vĩnh viễn bởi sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác của trẻ đã ổn định, nên mọi điều trị can thiệp sau khoảng thời gian này thường không hiệu quả. Do vậy phụ huynh cần để ý sát sao nhằm phát hiện sớm tình trạng nhược thị ở trẻ em để kịp thời có biện pháp can thiệp tránh gây ra những hậu quả và biến chứng nặng nề về sau.

trẻ em bị cận thị

Nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ em

Bất cứ nguyên nhân nào có thể gây cản trở đến tầm nhìn và thị lực của một trong hai mắt hoặc do hai mắt tương tác bất thường trong giai đoạn trước 8 tuổi đều có thể gây nhược thị. Đó là:

  • Bất thường khúc xạ: Những bất thường do các tật khúc xạ gây ra như cận thị, loạn thị, viễn thị (có thể do bẩm sinh) nếu như trẻ không được khám mắt thường xuyên, sẽ rất khó để cha mẹ phát hiện ra trẻ bị bất thường khúc xạ mắt, dẫn đến thị lực trẻ bị hạn chế, đặc biệt  ở giai đoạn vàng phát triển thần kinh thị giác nếu không được can thiệp sẽ dẫn đến chứng nhược thị
  • Lác mắt: Tật lác mắt là tình trạng biểu hiện hai mắt không cùng nhìn về một hướng do lác mắt sẽ khiến hai mắt tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau, đặc biệt là trong giai đoạn não bộ đang học cách nhìn hầu hết trong các trường hợp lác mắt thường thì não bộ sẽ ưu tiên sử dụng một mắt chính yếu để nhận biết tín hiệu và bỏ qua chức năng ở mắt còn lại. Điều này gây ra chứng nhược thị ở trẻ nhỏ.
  • Nhược thị ở trẻ em cũng bị gây ra bởi các bất thường gây cản trở thị giác như: Đục thủy tinh thể, sụp mí một mắt, do di truyền, giác mạc bị sẹo,…
Nhược thị ở trẻ em

Làm thế nào để phát hiện sớm và phòng tránh nhược thị ở trẻ em?

Có thể nói, chứng nhược thị ở trẻ em là một bệnh lý về mắt nguy hiểm và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ sau này nếu không được chữa khỏi. 

Giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi là khoảng thời gian vàng quan trọng để phát hiện phòng tránh và điều trị nhược thị ở trẻ em.

Trẻ cần được đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường xảy ra với tầm nhìn của mắt, nhờ đó nhanh chóng tìm ra phương pháp tốt nhất để khắc phục, đặc biệt là đối với những trẻ sinh non, chậm phát triển, lác, lé, hoặc bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ…Bất kỳ lúc nào thì việc khám mắt và đo thị lực định kỳ cũng là một hoạt động quan trọng giúp phòng tránh, tầm soát tật khúc xạ để có thể kịp thời áp dụng các giải pháp điều trị, và đây chính là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ nhược thị ở trẻ em. 

Nhược thị ở trẻ em

Nhược thị ở trẻ em có thể điều trị được không?

Câu hỏi nhiều người đưa ra là nhược thị có thể chữa khỏi được không? Theo nguyên tắc, nếu trẻ bị nhược thị được điều trị càng sớm càng tốt, thị lực phục hồi sẽ càng nhanh và thị giác hoàn toàn có thể trở lại bình thường, giai đoạn vàng để điều trị chính là khoảng thời gian trước năm trẻ lên 7 tuổi, nếu phát hiện muộn và bắt đầu điều trị sau độ tuổi này thị lực có thể được cải thiện một phần nhưng rất khó có thể hoàn toàn trở lại bình thường được.

Tùy vào tình trạng bệnh và từng bệnh nhân mà có những phác đồ điều trị cụ thể.

Điều trị nhược thị có thể bắt đầu từ việc điều trị những nguyên nhân, ví dụ những người bị tật khúc xạ (cận thị hoặc viễn thị) điều trị bằng cách đeo kính với tiêu cự phù hợp, những người bị đục thủy tinh thể có thể được phẫu thuật để điều trị…

phòng khám mắt ngôi sao

Cách điều trị chính thứ hai đó là khuyến khích và bắt buộc mắt bị nhược thị hoạt động nhiều hơn bằng cách không dùng hoặc hạn chế sử dụng mắt đang hoạt động tốt. Thông thường mắt hoạt động tốt hơn sẽ được dán băng dính lại trong một thời gian nhất định. Thời gian dán băng lên mắt có thể thay đổi thường sẽ kéo dài trong vài tuần đến vài tháng cho đến khi không thể can thiệp nữa do hết khả năng cải thiện hoặc tùy theo tình trạng và độ tuổi của bệnh nhân. 

‎Tóm lại những triệu chứng của nhược thị rất khó để phát hiện và thường ít có biểu hiện đặc biệt là đối với trẻ em. Khi phát hiện muộn chứng bệnh thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, kết quả điều trị cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, việc đưa trẻ đến những bệnh viện và cơ sở có chuyên khoa về mắt để được thăm khám, sàng lọc phát hiện chứng nhược thị, việc điều trị sớm chứng bệnh này có vai trò và tác dụng đặc biệt quan trọng. Do vậy phụ huynh cần theo dõi chú ý đưa trẻ đi khám định kỳ mỗi năm ngay từ khi trẻ bắt đầu đi học mầm non hoặc khi nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào nghi ngờ về thị lực ở trẻ.

Xem thêm: PHẪU THUẬT LASIK CÓ CHỮA ĐƯỢC TẬN GỐC TẬT CẬN THỊ?

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

🏠 Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội

☎ Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.

🌐 Website: https://matngoisao.vn/

💠 Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao

Trả lời

Your email address will not be published.

This field is required.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">html</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*This field is required.