• Số 22 LK 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu ÂU, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • 8.00 - 19.00h hàng ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

Phòng chống tật khúc xạ học đường – Nâng niu đôi mắt trẻ thơ

mắt trẻ bị cận

Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ và tiến bộ xã hội ngày càng phát triển, tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ trở nên ngày càng cao. Trong số những thách thức đối mặt với sức khỏe của học sinh, tật khúc xạ học đường đã trở thành một vấn đề nguy cơ đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của đôi mắt trẻ thơ. Việc phòng chống tình trạng này không chỉ đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc từ gia đình và giáo viên mà còn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan.

1. Tật khúc xạ học đường biểu hiện như thế nào?

Tật khúc xạ học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, là quá trình học tập, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, ánh sáng phòng học không đầy đủ, đọc và viết không đúng khoảng cách quy định, đọc truyện, xem tivi, chơi game nhiều…

tật khúc xạ học đường

Những nguyên nhân trên có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của đôi mắt, làm cho thị lực giảm dần, mắt không nhìn rõ vật ở xa, tầm nhìn hạn chế, chỉ thấy được vật ở gần.

Khi thấy trẻ xem chữ trên bảng, học sinh phải nheo mắt, nghiêng đầu, đọc viết chậm, học hành sút kém, trẻ hay kêu nhức mắt, nhức đầu thì giáo viên nên cho trẻ ngồi nơi gần bảng, cha mẹ học sinh cần quan tâm cho trẻ đi khám mắt ở các cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt, để phát hiện sớm bệnh, tránh không làm tăng độ tật khúc xạ, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Tật khúc xạ học đường rất dễ nhận biết, qua những biểu hiện dưới đây:

  • Nheo mắt khi nhìn đồ vật: Đây là dấu hiệu điển hình nhất chứng tỏ con bạn có thể đã bị cận thị hay viễn thị. Nheo mắt là hành động bản năng để bé điều chỉnh lại tầm nhìn của mình.
  • Dụi mắt thường xuyên: Dụi mắt có thể là hành động bộc phát khi trẻ cảm thấy mệt hay bực tức điều gì đó. Tuy nhiên, nếu con cần dụi mắt nhiều lần mới có thể quan sát rõ một vật gì đó thì bạn hãy đưa bé đi khám ngay nhé.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Nếu ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ bóng đèn bình thường khiến trẻ lóa mắt hoặc đau đầu thì đó có thể là dấu hiệu trẻ đã mắc phải bệnh lý nào đó về mắt rồi đấy.

Xem thêm: Bác sĩ khám mắt uy tín tại Hà Nội

2. Những tật khúc xạ học đường thường gặp

bệnh mắt ở trẻ em, phòng chống tật khúc xạ
  • Cận thị: Là một loại tật khúc xạ học đường đáng quan tâm nhất, không chỉ vì hay gặp mà cận thị còn có thể gây bong, rách võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và là yếu tố gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn nghề nghiệp của trẻ trong tương lai.
  • Viễn thị: Viễn thị là mắt có công suất của quang hệ thấp so với chiều dài trục trước, sau nhãn cầu, do đó các tia sáng song song từ vô cực vào mắt, hội tụ sau võng mạc. Viễn thị ảnh hưởng đến thị lực rất khác nhau tùy theo yếu tố như: mức độ viễn thị, tuổi của người bệnh, tình trạng quy tụ và điều tiết…Đối với trẻ ở độ tuổi đi học, nếu viễn thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm chức năng thị giác, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và gây cảm giác không thoải mái cho trẻ.
  • Loạn thị: có biểu hiện nhìn xa hay gần đều mờ, loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc bên trong mắt (thể thủy tinh), có độ cong bề mặt không đồng nhất, theo các hướng khác nhau. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách, loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị bao gồm: méo hình, mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu…
  • Song thị: Là tình trạng nhìn thấy hai hình ảnh của vật thay vì một. Song thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt, khi che mắt mắc tật song thị đi, mắt kia vẫn nhìn bình thường.
  • Nhược thị: Hay còn gọi là mắt lười là tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt. Nhược thị gây giảm thị lực thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 1-4%. Đa số các trường hợp nhược thị đi kèm theo lác.

3. Làm thế nào để phòng chống tật khúc xạ học đường?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì để trẻ phải mang cặp mắt kính nặng nề, vướng víu thì tốt nhất bạn nên tham khảo các biện pháp chăm sóc mắt hiệu quả cho trẻ ngay dưới đây, để chung tay phòng chống sự gia tăng của tật khúc xạ học đường:

  • Giữ khoảng cách đọc, viết phù hợp: Khoảng cách lý tưởng để đọc sách cho trẻ là 25cm từ mắt đến mặt trang sách đối với bậc tiểu học và 30-40cm đối với cấp trung học cơ sở trở lên.
  • Đảm bảo góc học tập của con đầy đủ ánh sáng: Góc học tập nên được bố trí gần cửa sổ. Nếu trẻ học bài ban đêm thì đèn bàn cần có chụp phản chiếu, tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt bé.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử quá lâu: Hạn chế cho trẻ xem thiết bị điện tử quá một giờ đồng hồ liên tục. Với tivi, bạn cần đảm bảo bé ngồi cách màn hình 3-3.5m; với các thiết bị như smartphone hay máy tính bảng, khoảng cách từ màn hình tới mắt ít nhất một cánh tay trẻ em.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa các tật khúc xạ. Cha mẹ hãy bổ sung cho trẻ các dưỡng chất có lợi, bao gồm thực phẩm giàu vitamin A (sữa, dầu cá, lòng đỏ trứng…), thực phẩm chứa kẽm và canxi (hải sản, rau câu, quả bơ…).
  • Rèn luyện thể thao thường xuyên: Tích cực cho con tham gia các hoạt động ngoài trời và rèn luyện thể thao để mắt được thư giãn.
  • Tập thể dục cho đôi mắt: Hãy cùng con luyện tập các bài tập massage mắt đơn giản mà hiệu quả trong video dưới đây để đôi mắt được thư giãn sau một ngày hoạt động mệt mỏi:
  • Tầm soát tật khúc xạ định kỳ: Cho trẻ đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.

Xem thêm: Đục thủy tinh thể dưới bao sau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA MẮT NGÔI SAO

  • Địa chỉ: Số nhà 22 liền kề 6A C17 bộ công an, làng Việt Kiều Châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. (Đối diện uỷ ban nhân dân phường Mộ Lao, Hà Nội
  • Hotline: 024 3201 2895 hoặc 038 5050 055.
  • Website: https://matngoisao.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/pkmatNgoiSao